Sáng 09/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị truyền hình trực tuyến và trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam với các doanh nghiệp mang chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và đại diện hơn 30 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điểm cầu Yên Bái
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Đại dịch Covid - 19 đã tác động ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; làm ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, từ cung đến cầu; sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, với Việt Nam đáng ghi nhận là có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… đã nỗ lực vượt khó, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, đối phó tốt với khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp cho thấy: Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Gần 58% số doanh nghiệp bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu quý I/2020 của các doanh nghiệp giảm còn 74,1% và dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 sẽ tiếp tục giảm xuống còn gần 70% so với cùng kỳ năm 2019. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước là nhóm có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cao nhất với gần 50% số doanh nghiệp…
Tại hội nghị đã ghi nhận 23 lượt ý kiến phát biểu của các hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân, các bộ, cơ quan; 81 kiến nghị trực tiếp của 4 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, 9 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và 437 kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 180 kiến nghị đã gửi đến VCCI.
Đồng thời, hội nghị cũng làm rõ một số nội dung, kiến nghị vướng mắc của doanh nghiệp như giải pháp, đề xuất chính sách trong lĩnh vực tài khóa, thuế, phí; các chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ, minh bạch dòng tiền; giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt trên mặt trận kinh tế, từ đóng góp tăng trưởng đến giải quyết việc làm, thu ngân sách, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, nâng cao trình độ để phát triển bền vững, áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất. Các bộ, cơ quan, địa phương cần có chương trình hành động cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển và cùng cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, quyết tâm cao để khởi động lại nền kinh tế, cùng nhau lập thành tích, hoàn thành nhiệm vụ cao nhất trong năm 2020, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%, nâng cao đạo đức công vụ, quan tâm xử lý nhanh những kiến nghị của doanh nghiệp; tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp cả về chính sách, chia sẻ cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay./.
Nguyễn Thoa
Sáng 09/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị truyền hình trực tuyến và trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam với các doanh nghiệp mang chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và đại diện hơn 30 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Đại dịch Covid - 19 đã tác động ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; làm ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, từ cung đến cầu; sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, với Việt Nam đáng ghi nhận là có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… đã nỗ lực vượt khó, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, đối phó tốt với khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp cho thấy: Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Gần 58% số doanh nghiệp bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu quý I/2020 của các doanh nghiệp giảm còn 74,1% và dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 sẽ tiếp tục giảm xuống còn gần 70% so với cùng kỳ năm 2019. Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước là nhóm có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cao nhất với gần 50% số doanh nghiệp…
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị đã ghi nhận 23 lượt ý kiến phát biểu của các hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân, các bộ, cơ quan; 81 kiến nghị trực tiếp của 4 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, 9 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và 437 kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 180 kiến nghị đã gửi đến VCCI.
Đồng thời, hội nghị cũng làm rõ một số nội dung, kiến nghị vướng mắc của doanh nghiệp như giải pháp, đề xuất chính sách trong lĩnh vực tài khóa, thuế, phí; các chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ, minh bạch dòng tiền; giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến…
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt trên mặt trận kinh tế, từ đóng góp tăng trưởng đến giải quyết việc làm, thu ngân sách, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, nâng cao trình độ để phát triển bền vững, áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất. Các bộ, cơ quan, địa phương cần có chương trình hành động cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển và cùng cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ, quyết tâm cao để khởi động lại nền kinh tế, cùng nhau lập thành tích, hoàn thành nhiệm vụ cao nhất trong năm 2020, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%, nâng cao đạo đức công vụ, quan tâm xử lý nhanh những kiến nghị của doanh nghiệp; tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp cả về chính sách, chia sẻ cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay./.
Nguyễn Thoa