Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 949/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc” do Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB và Chính phủ Úc tài trợ.
Dự án có tổng mức đầu tư 236,6 triệu USD
Dự án có tổng mức đầu tư 236,6 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 188,3 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc là 4,481 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 43,829 triệu USD.
Dự án sẽ xây dựng 2 tuyến đường. Tuyến số 1 – xây dựng tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tổng chiều dài khoảng 147 km, trong đó đầu tư xây dựng mới 14,03 km; nâng cấp mở rộng 132,8 km, xây mới 17 cầu bê tông cốt thép rộng 9 m với tổng chiều dài khoảng 730 m. Tuyến số 2 – xây dựng tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tổng chiều daif51,37 km, trong đó 4,6 km được đi theo tuyến mới; xây mới 14 cầu bê tông cốt thép rộng 7,5m với tổng chiều dài khoảng 437 m.
Công trình do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tính từ khi Hiệp định tài trợ vốn có hiệu lực.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan trong quá trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư Dự án theo quy định; phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư bổ sung Dự án vào kết hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; Bộ Tài chính chủ trì, phôi hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán hiệp định với nhà tài trợ; đảm bảo Dự án được phê duyệt và tiếp nhận trong tài khóa 2018 và tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi ADF của ADB trước khi Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn này từ năm 2019.
Hiện nay, các tuyến đường trong khu vực miền núi phía Bắc, ngoài đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có quy mô, tiêu chuẩn của đường cấp cao, còn lại các tuyến đường khác cấp đường đều thấp (kể cả quốc lộ). Thông thường các tuyến đường chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V-IV miền núi, tại các vị trí địa hình khó khăn chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi. Vì vậy, việc kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với khu vực đồng bằng, cảng biển và ngược lại gặp nhiều khó khăn, gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ... của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Với lý do trên, việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với cao tốc Nội Bài – Lào Cai là rất cần thiết, giúp hoàn chỉnh thêm mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng khả năng kết nối khu vực, đảm bảo giao thông trong trường hợp mưa lũlớn xảy ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi đó sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, công nghiệp các địa phương có mạng lưới giao thông phía Bắc đi qua. Đồng thời Dự án được ADB đưa vào danh sách tài trợ chính thức tài khóa năm 2018. Do đó việc đầu tư dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Về sự cần thiết đầu tư tuyến nối Nghĩa Lộ đến Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Bộ GTVT cho biết, Nghĩa Lộ là đô thị thuộc tỉnh Yên Bái, kết nối với vùng du lịch Mù Cang Chải theo tuyến QL.32. Hiện nay, giao thông kết nối với Nghĩa Lộ từ Hà Nội được thực hiện theo QL.32 gặp nhiều khó khăn, thời gian đi lại kéo dài; giao thông kết nối Nghĩa Lộ với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được thực hiện thông qua tuyến ĐT.175 có quy mô nhỏ (bề rộng mặt đường 3-4m), mặt đường xuống cấp (mặt đường đất), điều kiện hình học thấp (bán kính đường cong nhỏ, độ dốc dọc lớn) và trong điều kiện lưu lượng xe trong khu vực tăng nên không đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được Bộ GTVT đưa vào khai thác năm 2014, đã rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc (giảm khoảng một nửa thời gian so với trước đây). Tuyến đường kết nối từ Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai sau khi được đầu tư xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải khu vực, giảm thời gian đi lại từ Hà Nội tới Nghĩa Lộ và vùng du lịch Mù Cang Chải, góp phần tăng hiệu quả đầu tư tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tăng cường khả năng tiếp cận với hành lang GMS) và đặc biệt góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ đồng bào dân tộc khu vực (5 nhóm dân tộc Thái, Dao, H’mong, Tày và Mường); phát triển kinh tế xã hội khu vực Nghĩa Lộ nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung.
Đầu tư tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ tạo nên tuyến đường trục ngang theo hướng Tây Bắc, tạo điều kiện xuất khẩu các loại nông sản, khoảng sản, khai thác tiềm năng du lịch với các tỉnh khác trong khu vực; Nâng cao sức hấp dẫn các nhà đầu tư (công nghiệp khai khoáng, du lịch) đối với khu vực đầy tiềm năng nhưng chưa có điều kiện phát triển.
Với các yếu tố cơ bản nêu trên, việc sớm đầu tư tuyến đường nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai không những phát huy ngay được hiệu quả của dự án mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng lực và phát huy hiệu quả mạng lưới giao thông trong khu vực, giúp tăng cường khả năng kết nối, giao thương giữa các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang với tỉnh miền xuôi, phá thế độc đạo hiện nay do việc thiếu các tuyến đường ngang kết nối các tuyến đường tỉnh, QL32, QL70 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Tuyến nối đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
(Theo Báo Đầu tư)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 949/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc” do Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB và Chính phủ Úc tài trợ.Dự án có tổng mức đầu tư 236,6 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 188,3 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc là 4,481 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 43,829 triệu USD.
Dự án sẽ xây dựng 2 tuyến đường. Tuyến số 1 – xây dựng tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tổng chiều dài khoảng 147 km, trong đó đầu tư xây dựng mới 14,03 km; nâng cấp mở rộng 132,8 km, xây mới 17 cầu bê tông cốt thép rộng 9 m với tổng chiều dài khoảng 730 m. Tuyến số 2 – xây dựng tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tổng chiều daif51,37 km, trong đó 4,6 km được đi theo tuyến mới; xây mới 14 cầu bê tông cốt thép rộng 7,5m với tổng chiều dài khoảng 437 m.
Công trình do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tính từ khi Hiệp định tài trợ vốn có hiệu lực.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan trong quá trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư Dự án theo quy định; phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư bổ sung Dự án vào kết hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; Bộ Tài chính chủ trì, phôi hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán hiệp định với nhà tài trợ; đảm bảo Dự án được phê duyệt và tiếp nhận trong tài khóa 2018 và tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi ADF của ADB trước khi Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn này từ năm 2019.
Hiện nay, các tuyến đường trong khu vực miền núi phía Bắc, ngoài đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có quy mô, tiêu chuẩn của đường cấp cao, còn lại các tuyến đường khác cấp đường đều thấp (kể cả quốc lộ). Thông thường các tuyến đường chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V-IV miền núi, tại các vị trí địa hình khó khăn chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi. Vì vậy, việc kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với khu vực đồng bằng, cảng biển và ngược lại gặp nhiều khó khăn, gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ... của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Với lý do trên, việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với cao tốc Nội Bài – Lào Cai là rất cần thiết, giúp hoàn chỉnh thêm mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng khả năng kết nối khu vực, đảm bảo giao thông trong trường hợp mưa lũlớn xảy ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi đó sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, công nghiệp các địa phương có mạng lưới giao thông phía Bắc đi qua. Đồng thời Dự án được ADB đưa vào danh sách tài trợ chính thức tài khóa năm 2018. Do đó việc đầu tư dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Về sự cần thiết đầu tư tuyến nối Nghĩa Lộ đến Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Bộ GTVT cho biết, Nghĩa Lộ là đô thị thuộc tỉnh Yên Bái, kết nối với vùng du lịch Mù Cang Chải theo tuyến QL.32. Hiện nay, giao thông kết nối với Nghĩa Lộ từ Hà Nội được thực hiện theo QL.32 gặp nhiều khó khăn, thời gian đi lại kéo dài; giao thông kết nối Nghĩa Lộ với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được thực hiện thông qua tuyến ĐT.175 có quy mô nhỏ (bề rộng mặt đường 3-4m), mặt đường xuống cấp (mặt đường đất), điều kiện hình học thấp (bán kính đường cong nhỏ, độ dốc dọc lớn) và trong điều kiện lưu lượng xe trong khu vực tăng nên không đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai được Bộ GTVT đưa vào khai thác năm 2014, đã rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc (giảm khoảng một nửa thời gian so với trước đây). Tuyến đường kết nối từ Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai sau khi được đầu tư xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải khu vực, giảm thời gian đi lại từ Hà Nội tới Nghĩa Lộ và vùng du lịch Mù Cang Chải, góp phần tăng hiệu quả đầu tư tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tăng cường khả năng tiếp cận với hành lang GMS) và đặc biệt góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ đồng bào dân tộc khu vực (5 nhóm dân tộc Thái, Dao, H’mong, Tày và Mường); phát triển kinh tế xã hội khu vực Nghĩa Lộ nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung.
Đầu tư tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ tạo nên tuyến đường trục ngang theo hướng Tây Bắc, tạo điều kiện xuất khẩu các loại nông sản, khoảng sản, khai thác tiềm năng du lịch với các tỉnh khác trong khu vực; Nâng cao sức hấp dẫn các nhà đầu tư (công nghiệp khai khoáng, du lịch) đối với khu vực đầy tiềm năng nhưng chưa có điều kiện phát triển.
Với các yếu tố cơ bản nêu trên, việc sớm đầu tư tuyến đường nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài – Lào Cai không những phát huy ngay được hiệu quả của dự án mà còn góp phần quan trọng nâng cao năng lực và phát huy hiệu quả mạng lưới giao thông trong khu vực, giúp tăng cường khả năng kết nối, giao thương giữa các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang với tỉnh miền xuôi, phá thế độc đạo hiện nay do việc thiếu các tuyến đường ngang kết nối các tuyến đường tỉnh, QL32, QL70 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Tuyến nối đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020.
(Theo Báo Đầu tư)