Cây Sơn Tra tại huyện Mù Cang Chải
Những năm gân đây, cây Sơn Tra (hay còn gọi là cây táo mèo) đã trở thành một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải. Toàn huyện Mù Cang Chải có 1.211,7 ha Sơn Tra tập trung ở các xã: Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình và Mồ Dề. Trung bình mỗi năm, người dân Mù Cang Chải thu về 1.800 tấn quả Sơn Tra đem về hàng chục tỷ đồng. Từ một cây mọc tự nhiên ở các triền núi, Sơn Tra đã trở thành cây trồng chủ lực trong trồng rừng và tiến tới làm giàu cho đồng bào vùng cao.
Từ cuối năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho tên gọi "Sơn Tra Mù Cang Chải” do UBND huyện Mù Cang Chải là chủ sở hữu nhãn hiệu. Theo kế hoạch năm 2018, huyện dự kiến trồng 300 ha sơn tra, trong đó trồng 200 ha dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ, trồng sơn tra sau khai thác trên đất quy hoạch cho sản xuất 100 ha.
Nguyễn Thoa
Những năm gân đây, cây Sơn Tra (hay còn gọi là cây táo mèo) đã trở thành một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải. Toàn huyện Mù Cang Chải có 1.211,7 ha Sơn Tra tập trung ở các xã: Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình và Mồ Dề. Trung bình mỗi năm, người dân Mù Cang Chải thu về 1.800 tấn quả Sơn Tra đem về hàng chục tỷ đồng. Từ một cây mọc tự nhiên ở các triền núi, Sơn Tra đã trở thành cây trồng chủ lực trong trồng rừng và tiến tới làm giàu cho đồng bào vùng cao.
Từ cuối năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho tên gọi "Sơn Tra Mù Cang Chải” do UBND huyện Mù Cang Chải là chủ sở hữu nhãn hiệu. Theo kế hoạch năm 2018, huyện dự kiến trồng 300 ha sơn tra, trong đó trồng 200 ha dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ, trồng sơn tra sau khai thác trên đất quy hoạch cho sản xuất 100 ha.
Nguyễn Thoa