Ngày 15/11, trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến đầu tư Quốc gia năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm”. Hội nằm trong chuỗi các sự kiện của Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo).
Hội thảo “Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm”
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính khoảng 15% GDP và trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến đã tăng trung bình 9,68%/ năm, tiêu thụ đồ uống tăng trung bình 6,66%/năm.
Bên cạnh việc đầu tư để khai thác thị trường nội địa, ông Hải cho hay, tiềm năng khai thác và chế biến thực phẩm của Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài cũng rất đáng kể. Minh chứng là Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều… Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong năm 2017 của Việt Nam đạt tới 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2016. Nếu được đầu tư hơn nữa trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản, kết quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng chỉ ra một số lĩnh vực mà các nhà đầu tư có thể tham gia. Cụ thể, hiện còn khá ít dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, khiến cho các ngành hỗ trợ cho chế biến thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi chưa được phát triển theo mô hình hiện đại, đạt chuẩn. Cùng với đó, nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được sản xuất của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Ví dụ như ngành sữa chỉ đáp ứng được khoảng 25%; 90% nguyên liệu dầu ăn phải nhập khẩu; các nguyên liệu chính như malt, hoa houblon, chế phẩm enzym… cũng chưa sản xuất được trong nước nên vẫn phải nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng trong ngành thực phẩm Việt Nam.
Tại Hội thảo, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao triển vọng ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam và đánh giá đây là thị trường chưa bao giờ hết sức hút. Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho rằng sau khi các bên phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU thì giá trị giao thương giữa đôi bên sẽ còn tăng mạnh. Lúc đó, thị trường sẽ chứng kiến sự tăng tốc xuất khẩu của nhiều sản phẩm Việt Nam vào EU như hồ tiêu, cà phê.
Trong khi đó, với vị Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, đồng thời là Cựu đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Lee Hyuk cho rằng dư địa cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Bởi Việt Nam đang có chiến lược thu hút FDI cạnh tranh hơn, bền vững hơn khi không còn quá tập trung vào lợi thế nhân công giá rẻ cùng các ưu đãi khác về thuế như trước đây. Thay vào đó, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực cải cách các quy định pháp lý về đầu tư kinh doanh, xúc tiến đào tạo lao động lành nghề, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện và đáng tin cậy, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) để cải thiện chất lượng sản phẩm. Đây chính là “lực hấp dẫn” với những nhà đầu tư xem trọng đổi mới sáng tạo. Đó cũng chính là lý do hiện có tới 4.200 doanh nghiệp Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam.
Nguyễn Thoa
Ngày 15/11, trong khuôn khổ Chương trình Xúc tiến đầu tư Quốc gia năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm”. Hội nằm trong chuỗi các sự kiện của Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo). Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính khoảng 15% GDP và trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến đã tăng trung bình 9,68%/ năm, tiêu thụ đồ uống tăng trung bình 6,66%/năm.
Bên cạnh việc đầu tư để khai thác thị trường nội địa, ông Hải cho hay, tiềm năng khai thác và chế biến thực phẩm của Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài cũng rất đáng kể. Minh chứng là Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều… Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong năm 2017 của Việt Nam đạt tới 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2016. Nếu được đầu tư hơn nữa trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản, kết quả xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng chỉ ra một số lĩnh vực mà các nhà đầu tư có thể tham gia. Cụ thể, hiện còn khá ít dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, khiến cho các ngành hỗ trợ cho chế biến thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi chưa được phát triển theo mô hình hiện đại, đạt chuẩn. Cùng với đó, nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được sản xuất của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Ví dụ như ngành sữa chỉ đáp ứng được khoảng 25%; 90% nguyên liệu dầu ăn phải nhập khẩu; các nguyên liệu chính như malt, hoa houblon, chế phẩm enzym… cũng chưa sản xuất được trong nước nên vẫn phải nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng trong ngành thực phẩm Việt Nam.
Tại Hội thảo, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao triển vọng ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam và đánh giá đây là thị trường chưa bao giờ hết sức hút. Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho rằng sau khi các bên phê chuẩn hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU thì giá trị giao thương giữa đôi bên sẽ còn tăng mạnh. Lúc đó, thị trường sẽ chứng kiến sự tăng tốc xuất khẩu của nhiều sản phẩm Việt Nam vào EU như hồ tiêu, cà phê.
Trong khi đó, với vị Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc, đồng thời là Cựu đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Lee Hyuk cho rằng dư địa cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Bởi Việt Nam đang có chiến lược thu hút FDI cạnh tranh hơn, bền vững hơn khi không còn quá tập trung vào lợi thế nhân công giá rẻ cùng các ưu đãi khác về thuế như trước đây. Thay vào đó, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực cải cách các quy định pháp lý về đầu tư kinh doanh, xúc tiến đào tạo lao động lành nghề, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện và đáng tin cậy, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) để cải thiện chất lượng sản phẩm. Đây chính là “lực hấp dẫn” với những nhà đầu tư xem trọng đổi mới sáng tạo. Đó cũng chính là lý do hiện có tới 4.200 doanh nghiệp Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam.
Nguyễn Thoa