Sáng 12/7, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020, triển khai nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2021. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
Toàn cảnh Hội nghị
Báo cáo kết quả công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020 cho thấy thời gian qua, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo quyết liệt, quán triệt các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị trong tỉnh tập trung triển khai toàn diện các nhiệm vụ CCHC. Nhờ đó, điểm số CCHC (chỉ số PAR INDEX ) tỉnh Yên Bái đã đạt 84,70 điểm xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 3,04 điểm và tăng 2 bậc so với năm 2019.
Kết quả chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) của tỉnh Yên Bái năm 2020 đứng thứ 16/63 tỉnh, thành xếp thứ 3 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tỉ lệ hài lòng là 88,61%, tăng 1,77% và tăng 3 bậc với năm 2019.
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 điều tra qua 8 nội dung và 29 nội dung thành phần. Kết quả, tỉnh Yên Bái đạt 43,13 điểm xếp trong nhóm Trung bình cao trong 16 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, các chỉ số nội dung tăng điểm bao gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công.
Với vị trí 33/63 tỉnh, thành trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, tỉnh Yên Bái đạt tổng số 63,35 điểm, tăng 9 bậc so với năm 2018, tăng 3 bậc so với năm 2019, nằm trong nhóm có năng lực điều hành ở mức trung bình. So với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Yên Bái đứng thứ 6/14 tỉnh.
Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020 cho thấy, 9 địa phương, 15 đơn vị của tỉnh đều đạt ở mức tốt và khá so với bộ tiêu chí đánh giá. Có 4/9 địa phương trong tỉnh tăng tổng số điểm, trong đó đứng đầu là thành phố Yên Bái; đối với các sở ngành có 11/15 đơn vị tăng điểm.
Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tham luận tại Hội nghị
Năm 2021, tỉnh Yên Bái phát huy kết quả đạt được, phấn đấu duy trì đà tăng ổn định của các chỉ số, trong đó: Chỉ số PAR INDEX của tỉnh tăng từ 02 bậc trở lên so với năm 2020 và tiếp tục giữ vững vị trí nằm trong Top 30 của cả nước; Chỉ số PAPI tăng từ 02 bậc trở lên so với năm 2020; tiếp tục cải thiện tốt và đồng bộ ở cả 08 nội dung đánh giá (duy trì ổn định ở nhóm thứ 3/4 nhóm, không có chỉ số nội dung mức thấp nhất); Chỉ số PCI tăng từ 2 - 4 bậc trở lên.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh nhấn mạnh: trong năm 2020, cũng như 6 tháng đầu năm 2021, công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Từ đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được nâng lên rõ rệt và có nhiều chuyển biến tích cực. Hiệu quả và tác động của công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được thể hiện rõ nét thông qua kết quả điều tra xã hội học, thăm dò ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, người dân cũng như thứ bậc xếp hạng của tỉnh tăng đều qua các năm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả chung trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Đồng thời cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn chưa cao; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC ở một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt; việc ứng dụng CNTT, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ còn có mặt hạn chế; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 và bưu chính công ích còn thấp; chỉ số thành phần của chỉ số PAPI đạt ở mức Cao nhất hoặc mức Trung bình cao không ổn định; một số nội dung trong thực hiện Chỉ số PCI cấp tỉnh còn thấp...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các cấp, các ngành và địa phương phải xác định CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong ba đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm việc thực hiện nhệm vụ CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vì vậy phải triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần; quyết tâm khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém; phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, xác định nhiệm vụ CCHC, nhất là cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên quan; tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức; lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phát huy, lan tỏa những kết quả đã đạt được; khuyến khích nhân rộng cách làm mới, mô hình hay để tạo động lực thúc đẩy công tác CCHC, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính các cấp. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các chỉ số thành phần còn yếu kém trong các chỉ số CCHC, PCI, PAPI của tỉnh năm 2021 và coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy…
Nhân dịp này, 12 tập thể, 17 cá nhân được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện nhiệm vụ CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020. (Ảnh dưới)
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh
Sáng 12/7, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020, triển khai nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2021. Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.Báo cáo kết quả công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020 cho thấy thời gian qua, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo quyết liệt, quán triệt các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị trong tỉnh tập trung triển khai toàn diện các nhiệm vụ CCHC. Nhờ đó, điểm số CCHC (chỉ số PAR INDEX ) tỉnh Yên Bái đã đạt 84,70 điểm xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 3,04 điểm và tăng 2 bậc so với năm 2019.
Kết quả chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) của tỉnh Yên Bái năm 2020 đứng thứ 16/63 tỉnh, thành xếp thứ 3 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tỉ lệ hài lòng là 88,61%, tăng 1,77% và tăng 3 bậc với năm 2019.
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 điều tra qua 8 nội dung và 29 nội dung thành phần. Kết quả, tỉnh Yên Bái đạt 43,13 điểm xếp trong nhóm Trung bình cao trong 16 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, các chỉ số nội dung tăng điểm bao gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công.
Với vị trí 33/63 tỉnh, thành trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, tỉnh Yên Bái đạt tổng số 63,35 điểm, tăng 9 bậc so với năm 2018, tăng 3 bậc so với năm 2019, nằm trong nhóm có năng lực điều hành ở mức trung bình. So với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Yên Bái đứng thứ 6/14 tỉnh.
Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020 cho thấy, 9 địa phương, 15 đơn vị của tỉnh đều đạt ở mức tốt và khá so với bộ tiêu chí đánh giá. Có 4/9 địa phương trong tỉnh tăng tổng số điểm, trong đó đứng đầu là thành phố Yên Bái; đối với các sở ngành có 11/15 đơn vị tăng điểm.
Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tham luận tại Hội nghị
Năm 2021, tỉnh Yên Bái phát huy kết quả đạt được, phấn đấu duy trì đà tăng ổn định của các chỉ số, trong đó: Chỉ số PAR INDEX của tỉnh tăng từ 02 bậc trở lên so với năm 2020 và tiếp tục giữ vững vị trí nằm trong Top 30 của cả nước; Chỉ số PAPI tăng từ 02 bậc trở lên so với năm 2020; tiếp tục cải thiện tốt và đồng bộ ở cả 08 nội dung đánh giá (duy trì ổn định ở nhóm thứ 3/4 nhóm, không có chỉ số nội dung mức thấp nhất); Chỉ số PCI tăng từ 2 - 4 bậc trở lên.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh nhấn mạnh: trong năm 2020, cũng như 6 tháng đầu năm 2021, công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Từ đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị về công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được nâng lên rõ rệt và có nhiều chuyển biến tích cực. Hiệu quả và tác động của công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được thể hiện rõ nét thông qua kết quả điều tra xã hội học, thăm dò ý kiến đánh giá của doanh nghiệp, người dân cũng như thứ bậc xếp hạng của tỉnh tăng đều qua các năm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều đóng góp tích cực vào kết quả chung trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Đồng thời cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn chưa cao; công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC ở một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt; việc ứng dụng CNTT, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ còn có mặt hạn chế; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 và bưu chính công ích còn thấp; chỉ số thành phần của chỉ số PAPI đạt ở mức Cao nhất hoặc mức Trung bình cao không ổn định; một số nội dung trong thực hiện Chỉ số PCI cấp tỉnh còn thấp...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các cấp, các ngành và địa phương phải xác định CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong ba đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm việc thực hiện nhệm vụ CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vì vậy phải triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể; đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các Chỉ số thành phần; quyết tâm khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém; phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, xác định nhiệm vụ CCHC, nhất là cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên quan; tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức; lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phát huy, lan tỏa những kết quả đã đạt được; khuyến khích nhân rộng cách làm mới, mô hình hay để tạo động lực thúc đẩy công tác CCHC, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính các cấp. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các chỉ số thành phần còn yếu kém trong các chỉ số CCHC, PCI, PAPI của tỉnh năm 2021 và coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy…
Nhân dịp này, 12 tập thể, 17 cá nhân được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện nhiệm vụ CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2020. (Ảnh dưới)
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh