Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số SMEdx là một trong những mục tiêu quốc gia quan trọng được bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy. Báo cáo chuyên đề tuần 41 hướng tới việc đo lường triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp SMEdx trong quý II và III/2022.
(ảnh minh họa)
Chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo "Hướng dẫn chi tiêu cho chuyển đổi kỹ thuật số giữa kỳ trên toàn thế giới (IDC)" dự báo rằng chi tiêu trên toàn thế giới cho các hoạt động công nghệ và dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số sẽ đạt 1,97 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho thấy trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất khó khăn chiếm 11%; số lượng doanh nghiệp khó khăn, cần hỗ trợ chiếm 45%. Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) khảo sát nhanh hơn 100 doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến cho thấy, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua khó khăn của đại dịch. Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận và sử dụng các nền tảng của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) của Bộ TT&TT cung cấp tăng dầntheo từng tháng. Tính đến hết tháng 9/2022, chương trình đã tiếp cận được đến 490.000 doanh nghiệp SME, tăng trưởng trung bình 20%/tháng. Nhờ đa dạng hình thức tiếp cận, kết quả đã có hơn 62.000 doanh nghiệp SME lựa chọn sử dụng nền tảng trong chương trình SMEdx, tăng trung bình 15% hàng tháng.
Đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ các doanh nghiệp SME sử dụng các nền tảng SMEdx có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên tổng số doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên cả nước cao như Hà Nội (34%), TP. Hồ Chí Minh (32,7%), TP. Đà Nẵng (11,5%), Cà Mau(7,5%), Bình Dương (2,5%). Một số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp SME tham gia thấp như Điện Biên, Hòa Bình, Tây Ninh, Hậu Giang theo đó mỗi địa phương mới chỉ có số ít doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo chuyên đề tuần 41 cung cấp số liệu đo lường hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận cũng như sử dụng nền tảng SMEdx và tổng hợp việc thúc đẩy sử dụng nền tảng SMEdx tại địa phương. Từ đó báo cáo chia sẻ kinh nghiệm triển khai của 2 doanh nghiệp điển hình và có các đề xuất kiến nghị với bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp.
Chi tiết báo cáo xem tại:
https://drive.google.com/file/d/1pq1EpNSGA9pf_fQE3w1l7mMI_1FIJvQg/view?usp=sharing
Theo Cổng thông tin điện tử chuyển đổi số quốc gia
Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số SMEdx là một trong những mục tiêu quốc gia quan trọng được bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy. Báo cáo chuyên đề tuần 41 hướng tới việc đo lường triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp SMEdx trong quý II và III/2022.Chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo "Hướng dẫn chi tiêu cho chuyển đổi kỹ thuật số giữa kỳ trên toàn thế giới (IDC)" dự báo rằng chi tiêu trên toàn thế giới cho các hoạt động công nghệ và dịch vụ chuyển đổi kỹ thuật số sẽ đạt 1,97 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho thấy trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất khó khăn chiếm 11%; số lượng doanh nghiệp khó khăn, cần hỗ trợ chiếm 45%. Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) khảo sát nhanh hơn 100 doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến cho thấy, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua khó khăn của đại dịch. Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận và sử dụng các nền tảng của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) của Bộ TT&TT cung cấp tăng dầntheo từng tháng. Tính đến hết tháng 9/2022, chương trình đã tiếp cận được đến 490.000 doanh nghiệp SME, tăng trưởng trung bình 20%/tháng. Nhờ đa dạng hình thức tiếp cận, kết quả đã có hơn 62.000 doanh nghiệp SME lựa chọn sử dụng nền tảng trong chương trình SMEdx, tăng trung bình 15% hàng tháng.
Đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ các doanh nghiệp SME sử dụng các nền tảng SMEdx có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên tổng số doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên cả nước cao như Hà Nội (34%), TP. Hồ Chí Minh (32,7%), TP. Đà Nẵng (11,5%), Cà Mau(7,5%), Bình Dương (2,5%). Một số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp SME tham gia thấp như Điện Biên, Hòa Bình, Tây Ninh, Hậu Giang theo đó mỗi địa phương mới chỉ có số ít doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng SMEdx trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo chuyên đề tuần 41 cung cấp số liệu đo lường hoạt động của doanh nghiệp tiếp cận cũng như sử dụng nền tảng SMEdx và tổng hợp việc thúc đẩy sử dụng nền tảng SMEdx tại địa phương. Từ đó báo cáo chia sẻ kinh nghiệm triển khai của 2 doanh nghiệp điển hình và có các đề xuất kiến nghị với bộ, ngành, địa phương cũng như các tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp.
Chi tiết báo cáo xem tại:
https://drive.google.com/file/d/1pq1EpNSGA9pf_fQE3w1l7mMI_1FIJvQg/view?usp=sharing
Theo Cổng thông tin điện tử chuyển đổi số quốc gia