Năm 2022 là năm thứ 7 triển khai khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) nhằm tạo kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch, tin cậy để cộng đồng doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá đa chiều đối với các sở, ban, ngành, địa phương, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, năng động, cầu thị.
(Ảnh minh họa)
Sau khi được điều chỉnh năm 2022, Bộ chỉ số DDCI đánh giá toàn diện, cho biết năng lực, hiệu quả, chất lượng điều hành liên quan đến môi trường kinh doanh ở các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương của tỉnh. Đồng thời, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, cải cách hành chính toàn diện, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022 cho thấy, các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa các đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp.
Đối với khối sở, ngành chủ yếu nằm trong 02 nhóm Khá và Trung bình. Khoảng cách giữa đơn vị đứng đầu và đứng cuối là 12,54%. Sự chênh lệch về điểm số không quá lớn cho thấy chất lượng quản lý của các đơn vị khá đồng đều. Nổi bật là sự vươn lên mạnh mẽ của các đơn vị thuộc nhóm giữa và nhóm cuối bảng xếp hạng năm 2021 như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng 9 bậc lên vị trí dẫn đầu khối.
Khối địa phương có sự phân hóa mạnh, chất lượng điều hành nằm trong 03 nhóm Tốt, Khá, Trung bình. Khoảng cách chênh lệch về điểm số giữa địa phương đứng đầu và cuối bảng xếp hạng là 25,31%, cho thấy khó khăn trong việc triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh tại các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, Thành phố Yên Bái đã nỗ lực không ngừng và là đơn vị ba năm liên tiếp dẫn đầu khối trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường, tình hình suy thoái kinh tế thế giới, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, gia tăng chi phí sản xuất, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, cộng đồng doanh nghiệp càng kỳ vọng nhiều hơn vào sự cải thiện mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở. Lắng nghe và chủ động hơn nữa trong việc tìm ra các biện pháp và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp địa phương vượt qua khó khăn một cách hiệu quả, các hỗ trợ cần thiết thực, bình đẳng hơn./.
Ngọc Thủy
Năm 2022 là năm thứ 7 triển khai khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) nhằm tạo kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch, tin cậy để cộng đồng doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá đa chiều đối với các sở, ban, ngành, địa phương, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, năng động, cầu thị.Sau khi được điều chỉnh năm 2022, Bộ chỉ số DDCI đánh giá toàn diện, cho biết năng lực, hiệu quả, chất lượng điều hành liên quan đến môi trường kinh doanh ở các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương của tỉnh. Đồng thời, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, cải cách hành chính toàn diện, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022 cho thấy, các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa các đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp.
Đối với khối sở, ngành chủ yếu nằm trong 02 nhóm Khá và Trung bình. Khoảng cách giữa đơn vị đứng đầu và đứng cuối là 12,54%. Sự chênh lệch về điểm số không quá lớn cho thấy chất lượng quản lý của các đơn vị khá đồng đều. Nổi bật là sự vươn lên mạnh mẽ của các đơn vị thuộc nhóm giữa và nhóm cuối bảng xếp hạng năm 2021 như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng 9 bậc lên vị trí dẫn đầu khối.
Khối địa phương có sự phân hóa mạnh, chất lượng điều hành nằm trong 03 nhóm Tốt, Khá, Trung bình. Khoảng cách chênh lệch về điểm số giữa địa phương đứng đầu và cuối bảng xếp hạng là 25,31%, cho thấy khó khăn trong việc triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh tại các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, Thành phố Yên Bái đã nỗ lực không ngừng và là đơn vị ba năm liên tiếp dẫn đầu khối trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường, tình hình suy thoái kinh tế thế giới, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, gia tăng chi phí sản xuất, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, cộng đồng doanh nghiệp càng kỳ vọng nhiều hơn vào sự cải thiện mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở. Lắng nghe và chủ động hơn nữa trong việc tìm ra các biện pháp và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp địa phương vượt qua khó khăn một cách hiệu quả, các hỗ trợ cần thiết thực, bình đẳng hơn./.
Ngọc Thủy