Ngày 07/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố kết quả Chỉ số CCHC, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các sở, ngành, địa phương năm 2022; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính
Năm 2022, công tác cải cách hành chính (CCHC) được các cấp, các ngành tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện trong 6 lĩnh vực gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong tỉnh về CCHC; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan. Kết quả, Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) cấp tỉnh đạt 86,77 điểm, tăng 7 bậc so với năm 2021 lên vị trí 14/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đạt 83,87%, tăng 03 bậc lên vị trí 11/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) đạt 41,832 điểm, duy trì ở nhóm Trung bình cao.
Toàn cảnh Hội nghị
Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 4/11 chỉ số nội dung đánh giá mức độ hài lòng (SIPAS) được người dân và tổ chức đánh giá nằm trong 5 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước, cụ thể: đối với kết quả dịch vụ (xếp thứ 1/63); đối với tiếp cận dịch vụ (xếp thứ 2/63); đối với việc cung ứng dịch vụ công nói chung (xếp thứ 4/63); đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (xếp thứ 5/63).
Công tác CCHC tại các sở, ngành, địa phương đã có nhiều cải thiện, nhiều giải pháp, sáng kiến được UBND tỉnh và cấp cơ sở công nhận. So với năm 2021, kết quả Chỉ số CCHC cấp sở, ban, ngành đã được nâng cao, trung bình đạt 91,14%, đơn vị dẫn đầu là Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực có giá trị trung bình thấp như lĩnh vực đánh giá về mức độ xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số trong hoạt động của các cơ quan. Bên cạnh đó, Chỉ số CCHC cấp huyện, thị xã, thành phố có sự chênh lệch lớn, trung bình đạt 90,07%, địa phương dẫn đầu là Thành phố Yên Bái.
Công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 đạt 63,09 điểm, xếp vị trí 51/63 tỉnh, thành, giảm 0,24 điểm và 11 bậc so với năm 2021. Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó khăn của thị trường trong nước, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tinh thần tiên phong, năng động của chính quyền các cấp; thuận lợi hơn trong tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường. Nhiều loại thông tin, tài liệu quy hoạch, pháp lý dễ dàng tiếp cận hơn so với thời gian trước. Hệ thống cơ quan pháp luật, Tòa án kinh tế cấp tỉnh và các cơ quan hỗ trợ pháp lý hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp cận đất đai vẫn là điểm nghẽn lớn, cần đẩy mạnh cải thiện hơn nữa. Đồng thời, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả cải thiện các chỉ tiêu, chỉ số thành phần liên quan đến chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng,…
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022 cho thấy, các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp. Đối với khối sở, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn đầu với DDCITH đạt 79,98%, tăng 9 bậc so với năm 2021. Đối với khối địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái ba năm liên tiếp dẫn đầu với điểm số DDCITH 84,87%. Khối địa phương có sự phân hóa mạnh hơn khối sở, ban, ngành về thứ hạng, Khối địa phương có chất lượng điều hành nằm trong 03 nhóm là Tốt, Khá, Trung bình, còn Khối sở, ban, ngành chủ yếu nằm trong 02 nhóm Khá và Trung bình.
Quyết tâm đưa Chỉ số PCI nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí nghiêm túc chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tập trung cải thiện trong thời gian tới như: Sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn chưa cao; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được nộp qua dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến còn thấp; công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai dự án đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả; việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đầu tư chưa thực sự thuận lợi,...
Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu năm 2023 về công tác CCHC và cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó: phấn đấu Chỉ số CCHC của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; Chỉ số PAPI tiếp tục năm trong nhóm "Trung bình cao"; Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu cả nước, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và yêu cầu các đơn vị đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần.
Nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém; bố trí đủ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà cho nhân dân.
Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm. Lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử; tiếp tục thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước.
Nắm bắt và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, nhận diện và có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời các “Điểm nghẽn”, “Nút thắt”, vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 2 tập thể, 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 5 tập thể, 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2022.
Khen thưởng tập thể Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiều thành tích trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh DDCI năm 2022
Ngày 07/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố kết quả Chỉ số CCHC, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các sở, ngành, địa phương năm 2022; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.Công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính
Năm 2022, công tác cải cách hành chính (CCHC) được các cấp, các ngành tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện trong 6 lĩnh vực gồm: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong tỉnh về CCHC; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan. Kết quả, Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) cấp tỉnh đạt 86,77 điểm, tăng 7 bậc so với năm 2021 lên vị trí 14/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đạt 83,87%, tăng 03 bậc lên vị trí 11/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) đạt 41,832 điểm, duy trì ở nhóm Trung bình cao.
Toàn cảnh Hội nghị
Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái có 4/11 chỉ số nội dung đánh giá mức độ hài lòng (SIPAS) được người dân và tổ chức đánh giá nằm trong 5 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước, cụ thể: đối với kết quả dịch vụ (xếp thứ 1/63); đối với tiếp cận dịch vụ (xếp thứ 2/63); đối với việc cung ứng dịch vụ công nói chung (xếp thứ 4/63); đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (xếp thứ 5/63).
Công tác CCHC tại các sở, ngành, địa phương đã có nhiều cải thiện, nhiều giải pháp, sáng kiến được UBND tỉnh và cấp cơ sở công nhận. So với năm 2021, kết quả Chỉ số CCHC cấp sở, ban, ngành đã được nâng cao, trung bình đạt 91,14%, đơn vị dẫn đầu là Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực có giá trị trung bình thấp như lĩnh vực đánh giá về mức độ xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số trong hoạt động của các cơ quan. Bên cạnh đó, Chỉ số CCHC cấp huyện, thị xã, thành phố có sự chênh lệch lớn, trung bình đạt 90,07%, địa phương dẫn đầu là Thành phố Yên Bái.
Công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 đạt 63,09 điểm, xếp vị trí 51/63 tỉnh, thành, giảm 0,24 điểm và 11 bậc so với năm 2021. Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó khăn của thị trường trong nước, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tinh thần tiên phong, năng động của chính quyền các cấp; thuận lợi hơn trong tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia nhập thị trường. Nhiều loại thông tin, tài liệu quy hoạch, pháp lý dễ dàng tiếp cận hơn so với thời gian trước. Hệ thống cơ quan pháp luật, Tòa án kinh tế cấp tỉnh và các cơ quan hỗ trợ pháp lý hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp cận đất đai vẫn là điểm nghẽn lớn, cần đẩy mạnh cải thiện hơn nữa. Đồng thời, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả cải thiện các chỉ tiêu, chỉ số thành phần liên quan đến chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng,…
Kết quả Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022 cho thấy, các đơn vị dẫn đầu đều có sự đồng đều giữa đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và đánh giá của cấp có thẩm quyền thông qua tài liệu kiểm chứng do đơn vị cung cấp. Đối với khối sở, ngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn đầu với DDCITH đạt 79,98%, tăng 9 bậc so với năm 2021. Đối với khối địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái ba năm liên tiếp dẫn đầu với điểm số DDCITH 84,87%. Khối địa phương có sự phân hóa mạnh hơn khối sở, ban, ngành về thứ hạng, Khối địa phương có chất lượng điều hành nằm trong 03 nhóm là Tốt, Khá, Trung bình, còn Khối sở, ban, ngành chủ yếu nằm trong 02 nhóm Khá và Trung bình.
Quyết tâm đưa Chỉ số PCI nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu của cả nước
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí nghiêm túc chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tập trung cải thiện trong thời gian tới như: Sự vào cuộc, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn chưa cao; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được nộp qua dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến còn thấp; công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai dự án đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả; việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đầu tư chưa thực sự thuận lợi,...
Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu năm 2023 về công tác CCHC và cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó: phấn đấu Chỉ số CCHC của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; Chỉ số PAPI tiếp tục năm trong nhóm "Trung bình cao"; Chỉ số PCI của tỉnh nằm trong nhóm 40 tỉnh dẫn đầu cả nước, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và yêu cầu các đơn vị đề ra các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hiệu quả để cải thiện điểm số của các chỉ số thành phần.
Nghiêm túc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém; bố trí đủ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm để thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính, tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà cho nhân dân.
Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm. Lựa chọn những nhóm thủ tục hành chính gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai hiệu quả; thay đổi tư duy từ "làm thay, làm hộ" sang hỗ trợ, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử; tiếp tục thực hiện thống kê, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước.
Nắm bắt và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung rà soát, nhận diện và có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời các “Điểm nghẽn”, “Nút thắt”, vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 5 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 2 tập thể, 7 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác CCHC Nhà nước năm 2022; 5 tập thể, 5 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2022.
Khen thưởng tập thể Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiều thành tích trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh DDCI năm 2022