Xu hướng phát triển văn hoá đọc trên môi trường số hiện nay. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, nó là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao của mỗi người và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết giúp ta tích lũy kiến thức, mở rộng hiểu biết về thế giới vạn vật xung quanh và hơn nữa còn giúp ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn.
Khai mạc các hoạt động hưởng ứng ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam môi trường số đang phát triển rất nhanh chóng, không nằm ngoài xu hướng chung, chuyển đổi số ngành xuất bản và văn hóa đọc cũng đang chuyển mình để phù hợp với thời đại mới. Xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức hoạt động của các thư viện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó, sách giấy không còn vị trí độc tôn. Phương thức đó là thư viện điện tử hay còn được gọi là thư viện số. Cùng với đó thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ.
Với sự phát triển của công nghệ, sách điện tử và nền tảng đọc trực tuyến đã trở thành xu hướng phổ biến. Người đọc có thể truy cập và đọc sách thông qua các thiết bị di động, máy tính bảng, và các ứng dụng đọc sách trực tuyến. Xu hướng văn hoá đọc trên môi trường số hiện nay mang tính đa dạng và linh hoạt, cho phép người đọc tiếp cận sách và kiến thức một cách thuận tiện và đa dạng. Sự kết hợp giữa công nghệ, mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến đã thay đổi cách mọi người tiếp cận và tương tác với văn hoá đọc.Top of Form
Từ nhận thức đến hành động “Phát triển phong trào văn hoá đọc trên địa bàn tỉnh Yên Bái”. Xác định phát triển phong trào đọc sách chính là nâng cao dân trí, phát triển con người, cùng với tập trung chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từ trước năm 2014, tỉnh Yên Bái đã quan tâm xây dựng và duy trì phong trào đọc sách ở địa phương, xong do những khó khăn của một tỉnh miền núi, phong trào đọc sách chủ yếu được duy trì thông qua hoạt động trong hệ thống thư viện và các trường học. Bên cạnh đó, ngành tư pháp triển khai xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật ở cơ sở xã phường, cơ quan, đơn vị; ngành văn hóa phát động xây dựng tủ sách ở các nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố. Tuy nhiên, tổng quan nhìn lại thấy rằng phong trào đọc sách chưa đem lại hiệu quả cao bởi việc tổ chức xây dựng thiết chế, tuyên truyền vận động người dân còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, một số nơi còn mang tính hình thức, hơn thế phong trào đọc sách chưa được phát động và triển khai thống nhất, đồng bộ.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 284/QĐ - TTg về Ngày Sách Việt Nam, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 329/QĐ-TTg ban hành Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã xác định, việc tổ chức Ngày sách Việt Nam và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc ở địa phương có ý nghĩa và giá trị thiết thực, không chỉ tạo lập, duy trì, phát triển phong trào, xây dựng văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân mà còn là cơ hội thuận lợi để huy động các nguồn lực, tìm tòi, triển khai các giải pháp mới nhằm khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên tiếp cận với các loại sách báo, đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thư viện, từng bước mở rộng thị trường sách trên địa bàn.
Trong quá trình tổ chức phát động Ngày sách Việt Nam, tỉnh đã huy động các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương cùng vào cuộc, trong đó, giao trách nhiệm cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và Hội khuyến học tỉnh và một số cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp tổ chức thực hiện.
Từ chủ trương đó, trong 5 năm thực hiện Quyết định 284 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, huy động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam hàng năm phù hợp với từng thời điểm, từng khu vực. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền với sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, các tổ chức đoàn thể, các hội và đặc biệt là các trường học.
Trong tổ chức phát động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, mỗi năm, tỉnh Yên Bái lựa chọn một địa phương hoặc trường học có tính đại diện cao nhất cho khu vực và ngành học làm địa điểm phát động. Đối tượng tham dự được huy động đa dạng, cùng với giáo viên, học sinh các nhà trường, tỉnh Yên Bái còn chú trọng mời cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cơ sở, Hội khuyến học, Tỉnh đoàn và đại diện các tầng lớp Nhân dân, qua đó, không chỉ tạo sự lan tỏa phong trào đọc sách cho thế hệ trẻ, học sinh sinh viên mà còn triển khai sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, thôn bản, tổ dân phố.
Có thể nói, việc phát triển văn hoá đọc trên môi trường số là rất quan trọng trong thời đại hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển và các nền tảng trực tuyến ngày càng phổ biến. Từ thực tiễn tại tỉnh Yên Bái, rút ra một số bước cần thiết để phát triển văn hoá đọc trên môi trường số đó là:
Trước hết là khuyến khích đọc sách: Tạo ra các chương trình khuyến khích đọc sách và đọc truyện với các tác phẩm liên quan đến đề tài khoa học, kỹ thuật, công nghệ để các đối tượng đọc hiểu và quan tâm đến những vấn đề này. Đa dạng hóa định dạng sách: Nên cung cấp sách ở nhiều định dạng khác nhau để thuận tiện cho người đọc truy cập, từ sách điện tử, sách âm thanh đến sách in tại nhà.
Thứ hai là giới thiệu những tác phẩm giá trị: Các trang web, diễn đàn, blog hay các ứng dụng đọc sách, truyện nên giới thiệu các tác phẩm giá trị, những cuốn sách nổi tiếng và có tính ứng dụng cao.
Thứ ba là tạo ra môi trường đọc sách thuận lợi: Các trường học, thư viện, cơ quan, công ty, tổ chức nên xây dựng các thư viện điện tử, cung cấp các tài liệu, sách điện tử miễn phí để thuận tiện cho người đọc truy cập và đọc sách.
Thứ tư là cập nhật các cuốn sách mới nhất: Các trang web, diễn đàn, blog hay các ứng dụng đọc sách, truyện nên cập nhật những cuốn sách mới nhất, những cuốn sách có tính ứng dụng cao và hấp dẫn để thu hút độc giả.
Thứ năm là tạo ra các hoạt động đọc sách trực tuyến: Tổ chức các hoạt động đọc sách trực tuyến, như đọc truyện chung, thảo luận sách, đọc sách đại chúng để kích thích tình yêu đọc sách, tăng cường kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin.
Thứ sáu là tăng cường sự phối hợp giữa giáo dục và công nghệ: Các trường học nên sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học sâu, trực tuyến để tạo ra môi trường học tập số chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tạo điều kiện và thúc đẩy cho các tác giả, nhà văn, nhà xuất bản viết và xuất bản sách số để đáp ứng nhu cầu đọc sách trực tuyến của độc giả. Sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm đọc sách: Sử dụng công nghệ như hình ảnh động, âm thanh, video, ứng dụng thực tế ảo để tăng cường trải nghiệm đọc sách và thu hút độc giả. Tạo ra các chương trình giáo dục đọc sách trực tuyến: Tạo ra các chương trình giáo dục đọc sách trực tuyến cho trẻ em, học sinh, sinh viên và những người quan tâm đến văn hóa đọc để giúp họ phát triển kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin trên môi trường số.
Để phát triển văn hoá đọc trên môi trường số, chúng ta cần tạo ra một môi trường thuận lợi để đọc sách, cung cấp các tài liệu giá trị và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm đọc sách. Bên cạnh đó cần tăng cường giáo dục đọc sách trực tuyến và sử dụng các chương trình giáo dục để đảm bảo rằng các thế hệ tương lai có thể phát triển kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin trên môi trường số.
Kết quả triển khai phát triển phong trào văn hoá đọc trên môi trường số tại tỉnh Yên Bái. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức Khai mạc chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 2 vào ngày 25/4/2023 tại Bảo tàng tỉnh, theo đó đã đưa công nghệ số thúc đẩy phát triển phong trào văn hoá đọc, cụ thể như:
Phát động phong trào phát triển văn hóa đọc sách trên môi trường số, trong đó lưu ý đến Nền tảng đọc và nghe sách của người Việt, bởi nền tảng cung cấp cho người dùng trải nghiệm đọc và nghe sách tóm tắt tiện lợi, tiết kiệm chi phí không phải mua sách giấy, tiết kiệm thời gian so với việc đọc và nghe một cuốn sách thông thường mà vẫn nắm bắt được mọi thông tin cần thiết.
Khai trương “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái”
Khai trương “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái”, kho sách của Yên Bái được xây dựng trên Nền tảng đọc và nghe sách của người Việt, bên cạnh kho tàng tri thức của nhân loại trên nền tảng thì cũng có nhiều cuốn sách viết về Yên Bái có giá trị. “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” được xây dựng từ ngày 22/4/2023, đến nay sau một thời gian triển khai thí điểm phong trào đọc sách trên nền tảng, đã có 2.652 người tham gia trở thành thành viên Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái, 245 cuốn sách đã được đưa vào kho sách, nhiều thành viên đã rất tích cực đọc sách, tìm hiểu kiến thức trên nền tảng, tiêu biểu 03 thành viên tích cực đã dành trên 500 giờ để đọc, nghe 207 cuốn sách. Như vậy có thể thấy, mặc dù trong thời gian ngắn nhưng nền tảng đọc và nghe sách của người Việt đã tạo nên sự quan tâm và lôi cuốn độc giả Yên Bái.
Phát động phong trào “Tóm tắt nội dung sách” đã đọc: Để đông đảo người dân Yên Bái biết đến “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” và làm cho kho tàng tri thức sách của Yên Bái trên nền tảng số được đa dạng, phong phú, Sở Thông tin và Truyền thông đã chính thức phát động người yêu sách Yên Bái, các độc giả đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và toàn thể nhân dân đọc sách mỗi ngày và tham gia phong trào “tóm tắt nội dung sách đã đọc”.
Định hướng phát triển. Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh và các doanh nghiệp Viễn thông; các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số định hướng để phát triển văn hóa đọc trên môi trường số, đó là:
(1) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, cài đặt và sử dụng “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” và sử dụng các nền tảng số đọc sách điện tử để phát triển văn hóa đọc trên môi trường mạng.
(2) Phát hành sách điện tử: Việc phát hành sách điện tử giúp cho người đọc dễ dàng truy cập và đọc sách mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop… Các tác phẩm văn học Việt Nam có thể được xuất bản dưới dạng sách điện tử để tiếp cận được với nhiều độc giả. Do đó, rất cần Thư viện tỉnh nghiên cứu xây dựng hệ thống thư viện điện tử thuận lợi phục vụ cho tra cứu, tìm kiếm tư liệu, đặc biệt là giới thiệu và hướng dẫn các bước truy cập, sử dụng phần mềm Thư viện số giúp cho độc giả có thể xem và tải toàn văn các tài liệu với bất kỳ thời gian nào, hay ở đâu chỉ cần có thiết bị đầu cuối kết nối Internet là bạn đọc có thể sử dụng tài liệu của thư viện. Cùng với đó, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh quan tâm phối hợp gửi các ấn phẩm điện tử do các hội viên Hội Liên hiệp VHNT sáng tác lên “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” góp phần làm giàu thêm nội dung tri thức của Yên Bái.
(3) Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trực tiếp và trực tuyến: Tọa đàm, hội thảo về sách có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về các tác phẩm, tác giả và lịch sử văn học Việt Nam. Giống như buổi hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ ngày 31/3/2023 hết sức ý nghĩa, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, người yêu sách có buổi giao lưu, trao đổi kiến thức, ý tưởng đổi mới, giải pháp thúc đẩy văn hóa đọc tại các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư. Để làm được việc này, các cơ quan, địa phương và đặc biệt là Hội Khuyến học tỉnh quan tâm tổ chức, liên tục đổi mới nội dung các buổi tọa đàm, hội thảo, mời các chuyên gia, diễn giả và những người yêu sách gặp gỡ, chia sẻ những lợi ích và giá trị của sách mang lại, những câu chuyện hay, tấm gương thành đạt từ việc đam mê đọc sách và luôn có tinh thần trau dồi kiến thức từ sách.
(4) Khuyến khích đọc sách trên các nền tảng số trong trường học: Ngoài việc đọc sách giấy, đọc sách trên các nền tảng số cũng là một cách tiếp cận sách hiệu quả và tiện lợi cho độc giả nói chung và đặc biệt là các em học sinh, sinh viên nói riêng. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường ứng dụng công nghệ số để thay đổi phương thức giáo dục, truy cập và sử dụng mượn sách qua thư viện điện tử; nghiên cứu, đặt mua sách qua Hội sách trực tuyến tại sàn: book365.vn; dạy và học trực tuyến; xây dựng thêm nhiều thư viện số trường học... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và tầm quan trọng của chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
(5) Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc: Các doanh nghiệp Viễn thông có một vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu đọc của người dân như: Tiếp tục thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; tối ưu mạng lưới và xây dựng trạm BTS tại các thôn, bản chưa có sóng di động; đảm bảo đường truyền, cấp các tài khoản dạy và học trực tuyến cho các trường học; thường xuyên giới thiệu, hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản miễn phí truy cập hệ thống E-learning nhà trường; hệ thống quản lý học và thi trực tuyến,...
Ngọc Sơn
Xu hướng phát triển văn hoá đọc trên môi trường số hiện nay. Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, nó là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao của mỗi người và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết giúp ta tích lũy kiến thức, mở rộng hiểu biết về thế giới vạn vật xung quanh và hơn nữa còn giúp ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn. Hiện nay, ở Việt Nam môi trường số đang phát triển rất nhanh chóng, không nằm ngoài xu hướng chung, chuyển đổi số ngành xuất bản và văn hóa đọc cũng đang chuyển mình để phù hợp với thời đại mới. Xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức hoạt động của các thư viện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó, sách giấy không còn vị trí độc tôn. Phương thức đó là thư viện điện tử hay còn được gọi là thư viện số. Cùng với đó thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ.
Với sự phát triển của công nghệ, sách điện tử và nền tảng đọc trực tuyến đã trở thành xu hướng phổ biến. Người đọc có thể truy cập và đọc sách thông qua các thiết bị di động, máy tính bảng, và các ứng dụng đọc sách trực tuyến. Xu hướng văn hoá đọc trên môi trường số hiện nay mang tính đa dạng và linh hoạt, cho phép người đọc tiếp cận sách và kiến thức một cách thuận tiện và đa dạng. Sự kết hợp giữa công nghệ, mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến đã thay đổi cách mọi người tiếp cận và tương tác với văn hoá đọc.Top of Form
Từ nhận thức đến hành động “Phát triển phong trào văn hoá đọc trên địa bàn tỉnh Yên Bái”. Xác định phát triển phong trào đọc sách chính là nâng cao dân trí, phát triển con người, cùng với tập trung chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từ trước năm 2014, tỉnh Yên Bái đã quan tâm xây dựng và duy trì phong trào đọc sách ở địa phương, xong do những khó khăn của một tỉnh miền núi, phong trào đọc sách chủ yếu được duy trì thông qua hoạt động trong hệ thống thư viện và các trường học. Bên cạnh đó, ngành tư pháp triển khai xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật ở cơ sở xã phường, cơ quan, đơn vị; ngành văn hóa phát động xây dựng tủ sách ở các nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố. Tuy nhiên, tổng quan nhìn lại thấy rằng phong trào đọc sách chưa đem lại hiệu quả cao bởi việc tổ chức xây dựng thiết chế, tuyên truyền vận động người dân còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, một số nơi còn mang tính hình thức, hơn thế phong trào đọc sách chưa được phát động và triển khai thống nhất, đồng bộ.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 284/QĐ - TTg về Ngày Sách Việt Nam, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 329/QĐ-TTg ban hành Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã xác định, việc tổ chức Ngày sách Việt Nam và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc ở địa phương có ý nghĩa và giá trị thiết thực, không chỉ tạo lập, duy trì, phát triển phong trào, xây dựng văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân mà còn là cơ hội thuận lợi để huy động các nguồn lực, tìm tòi, triển khai các giải pháp mới nhằm khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên tiếp cận với các loại sách báo, đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thư viện, từng bước mở rộng thị trường sách trên địa bàn.
Trong quá trình tổ chức phát động Ngày sách Việt Nam, tỉnh đã huy động các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương cùng vào cuộc, trong đó, giao trách nhiệm cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và Hội khuyến học tỉnh và một số cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp tổ chức thực hiện.
Từ chủ trương đó, trong 5 năm thực hiện Quyết định 284 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, huy động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam hàng năm phù hợp với từng thời điểm, từng khu vực. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền với sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, các tổ chức đoàn thể, các hội và đặc biệt là các trường học.
Trong tổ chức phát động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, mỗi năm, tỉnh Yên Bái lựa chọn một địa phương hoặc trường học có tính đại diện cao nhất cho khu vực và ngành học làm địa điểm phát động. Đối tượng tham dự được huy động đa dạng, cùng với giáo viên, học sinh các nhà trường, tỉnh Yên Bái còn chú trọng mời cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cơ sở, Hội khuyến học, Tỉnh đoàn và đại diện các tầng lớp Nhân dân, qua đó, không chỉ tạo sự lan tỏa phong trào đọc sách cho thế hệ trẻ, học sinh sinh viên mà còn triển khai sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, thôn bản, tổ dân phố.
Có thể nói, việc phát triển văn hoá đọc trên môi trường số là rất quan trọng trong thời đại hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển và các nền tảng trực tuyến ngày càng phổ biến. Từ thực tiễn tại tỉnh Yên Bái, rút ra một số bước cần thiết để phát triển văn hoá đọc trên môi trường số đó là:
Trước hết là khuyến khích đọc sách: Tạo ra các chương trình khuyến khích đọc sách và đọc truyện với các tác phẩm liên quan đến đề tài khoa học, kỹ thuật, công nghệ để các đối tượng đọc hiểu và quan tâm đến những vấn đề này. Đa dạng hóa định dạng sách: Nên cung cấp sách ở nhiều định dạng khác nhau để thuận tiện cho người đọc truy cập, từ sách điện tử, sách âm thanh đến sách in tại nhà.
Thứ hai là giới thiệu những tác phẩm giá trị: Các trang web, diễn đàn, blog hay các ứng dụng đọc sách, truyện nên giới thiệu các tác phẩm giá trị, những cuốn sách nổi tiếng và có tính ứng dụng cao.
Thứ ba là tạo ra môi trường đọc sách thuận lợi: Các trường học, thư viện, cơ quan, công ty, tổ chức nên xây dựng các thư viện điện tử, cung cấp các tài liệu, sách điện tử miễn phí để thuận tiện cho người đọc truy cập và đọc sách.
Thứ tư là cập nhật các cuốn sách mới nhất: Các trang web, diễn đàn, blog hay các ứng dụng đọc sách, truyện nên cập nhật những cuốn sách mới nhất, những cuốn sách có tính ứng dụng cao và hấp dẫn để thu hút độc giả.
Thứ năm là tạo ra các hoạt động đọc sách trực tuyến: Tổ chức các hoạt động đọc sách trực tuyến, như đọc truyện chung, thảo luận sách, đọc sách đại chúng để kích thích tình yêu đọc sách, tăng cường kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin.
Thứ sáu là tăng cường sự phối hợp giữa giáo dục và công nghệ: Các trường học nên sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học sâu, trực tuyến để tạo ra môi trường học tập số chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Tạo điều kiện và thúc đẩy cho các tác giả, nhà văn, nhà xuất bản viết và xuất bản sách số để đáp ứng nhu cầu đọc sách trực tuyến của độc giả. Sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm đọc sách: Sử dụng công nghệ như hình ảnh động, âm thanh, video, ứng dụng thực tế ảo để tăng cường trải nghiệm đọc sách và thu hút độc giả. Tạo ra các chương trình giáo dục đọc sách trực tuyến: Tạo ra các chương trình giáo dục đọc sách trực tuyến cho trẻ em, học sinh, sinh viên và những người quan tâm đến văn hóa đọc để giúp họ phát triển kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin trên môi trường số.
Để phát triển văn hoá đọc trên môi trường số, chúng ta cần tạo ra một môi trường thuận lợi để đọc sách, cung cấp các tài liệu giá trị và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm đọc sách. Bên cạnh đó cần tăng cường giáo dục đọc sách trực tuyến và sử dụng các chương trình giáo dục để đảm bảo rằng các thế hệ tương lai có thể phát triển kỹ năng đọc và tìm hiểu thông tin trên môi trường số.
Kết quả triển khai phát triển phong trào văn hoá đọc trên môi trường số tại tỉnh Yên Bái. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức Khai mạc chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 2 vào ngày 25/4/2023 tại Bảo tàng tỉnh, theo đó đã đưa công nghệ số thúc đẩy phát triển phong trào văn hoá đọc, cụ thể như:
Phát động phong trào phát triển văn hóa đọc sách trên môi trường số, trong đó lưu ý đến Nền tảng đọc và nghe sách của người Việt, bởi nền tảng cung cấp cho người dùng trải nghiệm đọc và nghe sách tóm tắt tiện lợi, tiết kiệm chi phí không phải mua sách giấy, tiết kiệm thời gian so với việc đọc và nghe một cuốn sách thông thường mà vẫn nắm bắt được mọi thông tin cần thiết.
Ký kết liên ngành triển khai thí điểm Nền tảng đọc và nghe sách của người Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023
Khai trương “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái”
Khai trương “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái”, kho sách của Yên Bái được xây dựng trên Nền tảng đọc và nghe sách của người Việt, bên cạnh kho tàng tri thức của nhân loại trên nền tảng thì cũng có nhiều cuốn sách viết về Yên Bái có giá trị. “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” được xây dựng từ ngày 22/4/2023, đến nay sau một thời gian triển khai thí điểm phong trào đọc sách trên nền tảng, đã có 2.652 người tham gia trở thành thành viên Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái, 245 cuốn sách đã được đưa vào kho sách, nhiều thành viên đã rất tích cực đọc sách, tìm hiểu kiến thức trên nền tảng, tiêu biểu 03 thành viên tích cực đã dành trên 500 giờ để đọc, nghe 207 cuốn sách. Như vậy có thể thấy, mặc dù trong thời gian ngắn nhưng nền tảng đọc và nghe sách của người Việt đã tạo nên sự quan tâm và lôi cuốn độc giả Yên Bái.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu nền tảng công nghệ đọc sách số
Phát động phong trào “Tóm tắt nội dung sách” đã đọc: Để đông đảo người dân Yên Bái biết đến “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” và làm cho kho tàng tri thức sách của Yên Bái trên nền tảng số được đa dạng, phong phú, Sở Thông tin và Truyền thông đã chính thức phát động người yêu sách Yên Bái, các độc giả đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và toàn thể nhân dân đọc sách mỗi ngày và tham gia phong trào “tóm tắt nội dung sách đã đọc”.
Học sinh, sinh viên tham quan, trải nghiệm gian hàng giới thiệu sách
Định hướng phát triển. Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh và các doanh nghiệp Viễn thông; các huyện, thị xã, thành phố triển khai một số định hướng để phát triển văn hóa đọc trên môi trường số, đó là:
(1) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, cài đặt và sử dụng “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” và sử dụng các nền tảng số đọc sách điện tử để phát triển văn hóa đọc trên môi trường mạng.
(2) Phát hành sách điện tử: Việc phát hành sách điện tử giúp cho người đọc dễ dàng truy cập và đọc sách mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop… Các tác phẩm văn học Việt Nam có thể được xuất bản dưới dạng sách điện tử để tiếp cận được với nhiều độc giả. Do đó, rất cần Thư viện tỉnh nghiên cứu xây dựng hệ thống thư viện điện tử thuận lợi phục vụ cho tra cứu, tìm kiếm tư liệu, đặc biệt là giới thiệu và hướng dẫn các bước truy cập, sử dụng phần mềm Thư viện số giúp cho độc giả có thể xem và tải toàn văn các tài liệu với bất kỳ thời gian nào, hay ở đâu chỉ cần có thiết bị đầu cuối kết nối Internet là bạn đọc có thể sử dụng tài liệu của thư viện. Cùng với đó, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh quan tâm phối hợp gửi các ấn phẩm điện tử do các hội viên Hội Liên hiệp VHNT sáng tác lên “Kho sách điện tử tỉnh Yên Bái” góp phần làm giàu thêm nội dung tri thức của Yên Bái.
(3) Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trực tiếp và trực tuyến: Tọa đàm, hội thảo về sách có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về các tác phẩm, tác giả và lịch sử văn học Việt Nam. Giống như buổi hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tại thị xã Nghĩa Lộ ngày 31/3/2023 hết sức ý nghĩa, tạo cơ hội cho các nhà quản lý, người yêu sách có buổi giao lưu, trao đổi kiến thức, ý tưởng đổi mới, giải pháp thúc đẩy văn hóa đọc tại các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư. Để làm được việc này, các cơ quan, địa phương và đặc biệt là Hội Khuyến học tỉnh quan tâm tổ chức, liên tục đổi mới nội dung các buổi tọa đàm, hội thảo, mời các chuyên gia, diễn giả và những người yêu sách gặp gỡ, chia sẻ những lợi ích và giá trị của sách mang lại, những câu chuyện hay, tấm gương thành đạt từ việc đam mê đọc sách và luôn có tinh thần trau dồi kiến thức từ sách.
(4) Khuyến khích đọc sách trên các nền tảng số trong trường học: Ngoài việc đọc sách giấy, đọc sách trên các nền tảng số cũng là một cách tiếp cận sách hiệu quả và tiện lợi cho độc giả nói chung và đặc biệt là các em học sinh, sinh viên nói riêng. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường ứng dụng công nghệ số để thay đổi phương thức giáo dục, truy cập và sử dụng mượn sách qua thư viện điện tử; nghiên cứu, đặt mua sách qua Hội sách trực tuyến tại sàn: book365.vn; dạy và học trực tuyến; xây dựng thêm nhiều thư viện số trường học... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và tầm quan trọng của chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
(5) Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc: Các doanh nghiệp Viễn thông có một vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu đọc của người dân như: Tiếp tục thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; tối ưu mạng lưới và xây dựng trạm BTS tại các thôn, bản chưa có sóng di động; đảm bảo đường truyền, cấp các tài khoản dạy và học trực tuyến cho các trường học; thường xuyên giới thiệu, hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản miễn phí truy cập hệ thống E-learning nhà trường; hệ thống quản lý học và thi trực tuyến,...
Ngọc Sơn
Các bài khác
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dựng nền tảng nghe và đọc sách của người Việt (nền tảng Reavol) (06/12/2023)
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ hợp đồng điện tử (Vcontract&Mysign) (06/12/2023)
- Hướng dẫn cài đặt, đăng ký chữ ký số (06/12/2023)
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (06/12/2023)
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Sở Kế hoạch và Đầu tư 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 (06/12/2023)
- Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030 và các năm tiếp theo
(06/12/2023)
- Đăng ký, cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 (30/11/2023)
- Triển khai thí điểm ứng dụng công dân số Yên Bái (YenBai-S) (30/11/2023)
- Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch Truyền thông chính sách (30/11/2023)
- Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023
(30/11/2023)
Xem thêm »