DỮ LIỆU MỞ LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN LỚN CẦN ĐƯỢC TẠO LẬP VÀ KHAI THÁC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Ảnh minh họa
Dữ liệu mở là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số tại Việt Nam. Các bộ dữ liệu mở cho phép công dân và tổ chức ở cả khu vực công và tư có thể truy cập và sử dụng cho các mục đích thương mại và phi thương mại. Ngoài ra, dữ liệu mở còn có tác động to lớn đến quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và giải trình, thúc đẩy sự tham gia của công dân và doanh nghiệp vào hoạt động quản lý nhà nước.
Hiện nay trên thế giới, dữ liệu mở trở thành một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Nhiều nước trên thế giới đã triển khai và thúc đẩy việc phát triển cổng dữ liệu mở như: Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy phong trào dữ liệu mở thông qua cổng https://data.gov, là nơi cung cấp hàng ngàn bộ dữ liệu từ các cơ quan chính phủ liên bang; Chính phủ Anh đã triển khai cổng dữ liệu mở https://data.gov.uk, cung cấp dữ liệu từ các cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng khác; Canada thành lập cổng https://open.canada.ca, cung cấp quyền truy cập vào các bộ dữ liệu chính phủ và thông tin công cộng; Úc triển khai cổng dữ liệu https://data.gov.au, cổng dữ liệu cho phép người dân và doanh nghiệp truy cập và sử dụng các bộ dữ liệu từ cơ quan chính phủ,… Như vậy, những nước đi đầu về công nghệ cũng đã sớm đưa dữ liệu mở vào ứng dụng để phục vụ đời sống.
Tại Việt Nam các chuyên gia nghiên cứu về dữ liệu mở đã khẳng dữ liệu mở, đặc biệt là dữ liệu mở của Chính phủ là một nguồn tài nguyên lớn cần được tạo lập và khai thác một cách hiệu quả. Nghị định số 47/2020/ NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đều đề cập rất rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển dữ liệu mở tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dữ liệu mở Quốc gia có địa chỉ https://data.gov.vn tạo nền tảng, phương tiện triển khai quản trị dữ liệu quốc gia và mở dữ liệu Chính phủ cho xã hội, cộng đồng; bên cạnh đó nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sớm triển khai nhiệm vụ trên như: Cổng dữ liệu mở thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ https://opendata.hochiminhcity.gov.vn; Cổng dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế, địa chỉ https://data.thuathienhue.gov.vn; Cổng dữ liệu mở thành phố Đà Nẵng, địa chỉ https://congdulieu.vn,...
Dữ liệu mở được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau như định nghĩa dữ liệu mở là dữ liệu được cấp phép theo giấy phép mở, cho phép chúng ta tự do thực hiện 02 việc: sử dụng và sử dụng lại, phân phối và phân phối lại. Theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa “Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước: là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ”. Có thể nói, dù định nghĩa theo cách nào thì dữ liệu mở luôn đảm bảo được 02 đặc trưng: khả năng sẵn sàng và khả năng tiếp cận dễ dàng. Hoạt động cung cấp dữ liệu mở tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP: Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp; Là dữ liệu được cập nhật mới nhất; Phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng; Đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được; Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở; Dữ liệu mở ở định dạng mở; Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí; Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
Từ việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến đảm bảo trách nhiệm giải trình của Nhà nước, dữ liệu mở có thể mang lại lợi ích cho người dân, các tổ chức và chính các cơ quan Nhà nước. Một số lợi ích của dữ liệu mở có thể kể ra như sau: (i) Sự minh bạch: Dữ liệu mở hỗ trợ giám sát sự công khai của Nhà nước và giảm tham nhũng bằng cách cho phép minh bạch hơn. Dữ liệu mở cũng khuyến khích công dân tham gia nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước; (ii)- Cải thiện dịch vụ công (DVC): Dữ liệu mở mang lại cho công dân những nguyên liệu thô mà họ cần sử dụng để góp ý cho cơ quan Nhà nước về công tác chỉ đạo, điều hành, quy hoạch và cải thiện chất lượng các DVC; (iii)- Đổi mới và giá trị kinh tế: Dữ liệu công khai và việc tái sử dụng chúng là những nguồn lực chính cho đổi mới xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp và doanh nhân sử dụng dữ liệu mở để hiểu rõ hơn về các thị trường tiềm năng và xây dựng các sản phẩm mới dựa trên dữ liệu; (iv)- Hiệu quả: Dữ liệu mở giúp các bộ, ngành Trung ương dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc khám phá và truy cập dữ liệu của chính họ hoặc nguồn dữ liệu từ các bộ, ngành khác, giúp giảm chi phí mua lại, sự dư thừa và chi phí chung.
Tỉnh Yên Bái đã và đang quyết tâm, nỗ lực chuyển đổi số, từng bước tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, việc tạo lập cơ sở dữ liệu, số hóa, cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế. Việc xây dựng Cổng dữ liệu mở, các kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, của các ngành còn đang ở mức độ ý tưởng hoặc mới bắt đầu triển khai. Để thúc đẩy tiến trình tạo lập và mở dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp. Yên Bái cần triển khai một số giải pháp như sau:
Một là, tuyên truyền về vai trò của dữ liệu mở trong tiến trình xây dựng chính quyền số; khẳng định tác dụng của dữ liệu mở chỉ phát huy tốt nhất khi có sự tham gia tích cực từ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội.
Hai là, cơ quan nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu mở phù hợp với chức năng thẩm quyền; ban hành các quy chế, quy định khai thác, sử dụng dữ liệu mở và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống dữ liệu mở. Xây dựng Cổng dữ liệu mở tỉnh để phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.
Ba là, quan tâm đến công tác tuyển dụng kỹ sư khoa học dữ liệu phục vụ việc
quản trị và khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng về cách thức xây dựng, tổ chức, chia sẻ, khai thác và cập nhật dữ liệu mở cho đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có.
DỮ LIỆU MỞ LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN LỚN CẦN ĐƯỢC TẠO LẬP VÀ KHAI THÁC MỘT CÁCH HIỆU QUẢDữ liệu mở là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số tại Việt Nam. Các bộ dữ liệu mở cho phép công dân và tổ chức ở cả khu vực công và tư có thể truy cập và sử dụng cho các mục đích thương mại và phi thương mại. Ngoài ra, dữ liệu mở còn có tác động to lớn đến quản lý nhà nước, tăng cường tính minh bạch và giải trình, thúc đẩy sự tham gia của công dân và doanh nghiệp vào hoạt động quản lý nhà nước.
Hiện nay trên thế giới, dữ liệu mở trở thành một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Nhiều nước trên thế giới đã triển khai và thúc đẩy việc phát triển cổng dữ liệu mở như: Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy phong trào dữ liệu mở thông qua cổng https://data.gov, là nơi cung cấp hàng ngàn bộ dữ liệu từ các cơ quan chính phủ liên bang; Chính phủ Anh đã triển khai cổng dữ liệu mở https://data.gov.uk, cung cấp dữ liệu từ các cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng khác; Canada thành lập cổng https://open.canada.ca, cung cấp quyền truy cập vào các bộ dữ liệu chính phủ và thông tin công cộng; Úc triển khai cổng dữ liệu https://data.gov.au, cổng dữ liệu cho phép người dân và doanh nghiệp truy cập và sử dụng các bộ dữ liệu từ cơ quan chính phủ,… Như vậy, những nước đi đầu về công nghệ cũng đã sớm đưa dữ liệu mở vào ứng dụng để phục vụ đời sống.
Tại Việt Nam các chuyên gia nghiên cứu về dữ liệu mở đã khẳng dữ liệu mở, đặc biệt là dữ liệu mở của Chính phủ là một nguồn tài nguyên lớn cần được tạo lập và khai thác một cách hiệu quả. Nghị định số 47/2020/ NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đều đề cập rất rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển dữ liệu mở tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dữ liệu mở Quốc gia có địa chỉ https://data.gov.vn tạo nền tảng, phương tiện triển khai quản trị dữ liệu quốc gia và mở dữ liệu Chính phủ cho xã hội, cộng đồng; bên cạnh đó nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sớm triển khai nhiệm vụ trên như: Cổng dữ liệu mở thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ https://opendata.hochiminhcity.gov.vn; Cổng dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế, địa chỉ https://data.thuathienhue.gov.vn; Cổng dữ liệu mở thành phố Đà Nẵng, địa chỉ https://congdulieu.vn,...
Dữ liệu mở được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau như định nghĩa dữ liệu mở là dữ liệu được cấp phép theo giấy phép mở, cho phép chúng ta tự do thực hiện 02 việc: sử dụng và sử dụng lại, phân phối và phân phối lại. Theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa “Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước: là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ”. Có thể nói, dù định nghĩa theo cách nào thì dữ liệu mở luôn đảm bảo được 02 đặc trưng: khả năng sẵn sàng và khả năng tiếp cận dễ dàng. Hoạt động cung cấp dữ liệu mở tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 17 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP: Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ nội dung thông tin cơ quan nhà nước cung cấp; Là dữ liệu được cập nhật mới nhất; Phải có khả năng truy cập sử dụng được trên môi trường mạng; Đảm bảo khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được; Tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở; Dữ liệu mở ở định dạng mở; Sử dụng dữ liệu mở là miễn phí; Ưu tiên cung cấp dữ liệu mở đối với dữ liệu mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao.
Từ việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến đảm bảo trách nhiệm giải trình của Nhà nước, dữ liệu mở có thể mang lại lợi ích cho người dân, các tổ chức và chính các cơ quan Nhà nước. Một số lợi ích của dữ liệu mở có thể kể ra như sau: (i) Sự minh bạch: Dữ liệu mở hỗ trợ giám sát sự công khai của Nhà nước và giảm tham nhũng bằng cách cho phép minh bạch hơn. Dữ liệu mở cũng khuyến khích công dân tham gia nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước; (ii)- Cải thiện dịch vụ công (DVC): Dữ liệu mở mang lại cho công dân những nguyên liệu thô mà họ cần sử dụng để góp ý cho cơ quan Nhà nước về công tác chỉ đạo, điều hành, quy hoạch và cải thiện chất lượng các DVC; (iii)- Đổi mới và giá trị kinh tế: Dữ liệu công khai và việc tái sử dụng chúng là những nguồn lực chính cho đổi mới xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp và doanh nhân sử dụng dữ liệu mở để hiểu rõ hơn về các thị trường tiềm năng và xây dựng các sản phẩm mới dựa trên dữ liệu; (iv)- Hiệu quả: Dữ liệu mở giúp các bộ, ngành Trung ương dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc khám phá và truy cập dữ liệu của chính họ hoặc nguồn dữ liệu từ các bộ, ngành khác, giúp giảm chi phí mua lại, sự dư thừa và chi phí chung.
Tỉnh Yên Bái đã và đang quyết tâm, nỗ lực chuyển đổi số, từng bước tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, việc tạo lập cơ sở dữ liệu, số hóa, cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế. Việc xây dựng Cổng dữ liệu mở, các kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, của các ngành còn đang ở mức độ ý tưởng hoặc mới bắt đầu triển khai. Để thúc đẩy tiến trình tạo lập và mở dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp. Yên Bái cần triển khai một số giải pháp như sau:
Một là, tuyên truyền về vai trò của dữ liệu mở trong tiến trình xây dựng chính quyền số; khẳng định tác dụng của dữ liệu mở chỉ phát huy tốt nhất khi có sự tham gia tích cực từ cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội.
Hai là, cơ quan nhà nước cần xây dựng cơ sở dữ liệu mở phù hợp với chức năng thẩm quyền; ban hành các quy chế, quy định khai thác, sử dụng dữ liệu mở và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống dữ liệu mở. Xây dựng Cổng dữ liệu mở tỉnh để phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.
Ba là, quan tâm đến công tác tuyển dụng kỹ sư khoa học dữ liệu phục vụ việc
quản trị và khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng về cách thức xây dựng, tổ chức, chia sẻ, khai thác và cập nhật dữ liệu mở cho đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có.