Phát triển doanh nghiệp (DN) tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, động lực để Yên Bái thực hiện tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đồng hành cùng DN, nhà đầu tư, tỉnh đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng đội ngũ DN ngày càng lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững. Xung quanh chủ đề này, Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
Năm 2023, Yên Bái xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số SIPAS, tăng 2 bậc so với năm 2022; xếp thứ 10/63 về Chỉ số Par Index, tăng 4 bậc; xếp thứ 28/63 về Chỉ số PAPI, tăng 8 bậc và xếp thứ 39/63 về Chỉ số PCI, tăng 12 bậc. Ông đánh giá sao về kết quả này? Đâu là những giải pháp cốt yếu nhằm tháo gỡ các nút thắt, đặc biệt là nâng cao tinh thần, trách nhiệm cán bộ, công chức và phát huy vai trò người đứng đầu?
Trong những năm qua, Yên Bái luôn quyết liệt hành động nhằm thúc đẩy CCHC. Sự tăng trưởng vượt bậc của các chỉ số quản trị, điều hành địa phương (PCI, PAPI, Par Index) khẳng định quyết tâm, nỗ lực của tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền; từng bước xây dựng chính quyền phục vụ tốt nhất người dân, DN.
Để có được kết quả này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, sáng tạo nhằm tháo gỡ các nút thắt, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CCHC nói riêng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 51-QĐ/TU, ngày 20/5/2024 về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Quy chế văn hóa công vụ nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực thi công vụ.
Hàng năm, tỉnh ban hành chương trình hành động, trong đó, xác định các chỉ tiêu chủ yếu và phân bổ nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, cá nhân lãnh đạo chủ trì triển khai thực hiện.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức Hội nghị công bố kết quả xếp hạng, các hội thảo phân tích Chỉ số CCHC, PCI và cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) hằng năm. Qua đó, làm rõ các điểm mạnh được cộng đồng DN, người dân đánh giá cao; các tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Song song với đó là các giải pháp đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, hỗ trợ các thành phần kinh tế; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho DN; thúc đẩy DN đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và DN”, chương trình “Cà phê doanh nhân”, đa dạng hóa hoạt động gặp mặt, đối thoại DN, hợp tác xã để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023. Ông có thể cho biết Quy hoạch đã mở ra những cơ hội phát triển nào cho Yên Bái?
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc".
Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng - an ninh vững chắc,…
Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn trên các địa bàn lãnh thổ, đảm bảo tính khách quan, khoa học, hướng tới phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
Yên Bái đã quán triệt, triển khai Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới ra sao? Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, tỉnh đã thực hiện cam kết cũng như các chính sách nào nhằm thúc đẩy phát triển DN và lan tỏa niềm tin đến các nhà đầu tư thời gian tới?
Phát triển DN tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, động lực để thực hiện tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tỉnh đặt mục tiêu phát triển đội ngũ DN ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Trên cơ sở tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW, tỉnh đã tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương Nghị quyết. Tập trung tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, tỉnh tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp như: Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, giúp DN chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho DN; rà soát, đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính chồng chéo.
Tiếp tục rà soát, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng; tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, chú trọng thu hút các dự án hiệu quả, công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế xanh.
Bên cạnh đó, quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nhân, DN tham gia các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh. Tiếp tục triển khai, thực hiện phong trào “Ngày cuối tuần cùng DN” và Chương trình “Cà phê doanh nhân”.
Đẩy mạnh hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ; chuyển đổi số; chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, thị trường mới,... Từ đó, tạo động lực thúc đẩy DN, doanh nhân phát triển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng DN; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, ổn định và thuận lợi nhất cho các DN, nhà đầu tư.
Trân trọng cảm ơn ông!
6 tháng đầu năm 2024, Yên Bái có 10/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, trong đó, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ tăng GRDP đạt 5,36%. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế có bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10%; thu ngân sách nhà nước tăng 16,2%; số lượt khách du lịch tăng 28%; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 10,2%. Tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 5,10%, đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng và đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
|
(Vietnam Business Forum)
Phát triển doanh nghiệp (DN) tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, động lực để Yên Bái thực hiện tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đồng hành cùng DN, nhà đầu tư, tỉnh đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng đội ngũ DN ngày càng lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, bền vững. Xung quanh chủ đề này, Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh.Năm 2023, Yên Bái xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số SIPAS, tăng 2 bậc so với năm 2022; xếp thứ 10/63 về Chỉ số Par Index, tăng 4 bậc; xếp thứ 28/63 về Chỉ số PAPI, tăng 8 bậc và xếp thứ 39/63 về Chỉ số PCI, tăng 12 bậc. Ông đánh giá sao về kết quả này? Đâu là những giải pháp cốt yếu nhằm tháo gỡ các nút thắt, đặc biệt là nâng cao tinh thần, trách nhiệm cán bộ, công chức và phát huy vai trò người đứng đầu?
Trong những năm qua, Yên Bái luôn quyết liệt hành động nhằm thúc đẩy CCHC. Sự tăng trưởng vượt bậc của các chỉ số quản trị, điều hành địa phương (PCI, PAPI, Par Index) khẳng định quyết tâm, nỗ lực của tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền; từng bước xây dựng chính quyền phục vụ tốt nhất người dân, DN.
Để có được kết quả này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, sáng tạo nhằm tháo gỡ các nút thắt, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CCHC nói riêng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 51-QĐ/TU, ngày 20/5/2024 về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Quy chế văn hóa công vụ nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong thực thi công vụ.
Hàng năm, tỉnh ban hành chương trình hành động, trong đó, xác định các chỉ tiêu chủ yếu và phân bổ nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, cá nhân lãnh đạo chủ trì triển khai thực hiện.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức Hội nghị công bố kết quả xếp hạng, các hội thảo phân tích Chỉ số CCHC, PCI và cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) hằng năm. Qua đó, làm rõ các điểm mạnh được cộng đồng DN, người dân đánh giá cao; các tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Song song với đó là các giải pháp đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, hỗ trợ các thành phần kinh tế; tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho DN; thúc đẩy DN đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Duy trì phong trào “Ngày cuối tuần cùng dân và DN”, chương trình “Cà phê doanh nhân”, đa dạng hóa hoạt động gặp mặt, đối thoại DN, hợp tác xã để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023. Ông có thể cho biết Quy hoạch đã mở ra những cơ hội phát triển nào cho Yên Bái?
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc".
Quy hoạch đặt mục tiêu tới năm 2030, Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tầm nhìn đến năm 2050, trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng - an ninh vững chắc,…
Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn trên các địa bàn lãnh thổ, đảm bảo tính khách quan, khoa học, hướng tới phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Yên Bái đã quán triệt, triển khai Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới ra sao? Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, tỉnh đã thực hiện cam kết cũng như các chính sách nào nhằm thúc đẩy phát triển DN và lan tỏa niềm tin đến các nhà đầu tư thời gian tới?
Phát triển DN tiếp tục được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, động lực để thực hiện tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tỉnh đặt mục tiêu phát triển đội ngũ DN ngày càng lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Trên cơ sở tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW, tỉnh đã tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương Nghị quyết. Tập trung tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, tỉnh tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp như: Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, giúp DN chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho DN; rà soát, đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính chồng chéo.
Tiếp tục rà soát, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng; tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, chú trọng thu hút các dự án hiệu quả, công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế xanh.
Bên cạnh đó, quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nhân, DN tham gia các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh. Tiếp tục triển khai, thực hiện phong trào “Ngày cuối tuần cùng DN” và Chương trình “Cà phê doanh nhân”.
Đẩy mạnh hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học - công nghệ; chuyển đổi số; chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, thị trường mới,... Từ đó, tạo động lực thúc đẩy DN, doanh nhân phát triển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng DN; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, ổn định và thuận lợi nhất cho các DN, nhà đầu tư.
Trân trọng cảm ơn ông!
6 tháng đầu năm 2024, Yên Bái có 10/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, trong đó, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng với tốc độ tăng GRDP đạt 5,36%. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế có bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10%; thu ngân sách nhà nước tăng 16,2%; số lượt khách du lịch tăng 28%; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 10,2%. Tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt 5,10%, đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng và đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
(Vietnam Business Forum)