Năm 2017 là năm thành công, phát triển ấn tượng của du lịch tỉnh Yên Bái và đưa Yên Bái trở thành cái tên được tìm nhiều hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam.Lượng du khách đến Yên Bái ngày càng tăng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những thành quả đạt được trong năm 2017 mới chỉ là những thành công bước đầu, vẫn còn rất nhiều dư địa để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong các năm tiếp theo.
Lễ khai mạc năm du lịch Yên Bái 2017
Nỗ lực vươn lên của ngành Du lịch Yên Bái, nhất là cộng đồng doanh nghiệp du lịch cũng như sự vào cuộc của các cấp Ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân tỉnh Yên Bái trong một năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã đón 507.000 lượt khách (tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 1,4% so với kế hoạch), trong đó khách quốc tế đạt 23.500 lượt, khách nội địa đạt 483.500 lượt, doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt 270,5 tỷ đồng (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016).
Có được thành công này bởi năm 2017 là năm đầu tiên triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch theo Nghị quyết số 35-NQ/TU về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, ngành du lịch đã được tỉnh quan tâm đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khởi động cho một năm du lịch đầy ấn tượng của tỉnh là Lễ khai mạc Năm Du lịch tỉnh Yên Bái 2017 với lung linh sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc gắn với hoạt động Festival Tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn và Festival Dù lượn Khau Phạ "Bay trên mùa nước đổ”.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Năm 2017 còn để lại ấn tượng với du khách bởi Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà lần đầu tiên được tổ chức. Với hàng loạt các sự kiện, nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hóa, Yên Bái xác định, đây là cơ hội lớn nhằm nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Đồng thời cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngoài nước.
Nhưng đây mới chỉ là những thành công bước đầu trên chặng đường dài khai thác những tiềm năng du lịch phong phú mà thiên nhên ban tặng cho tỉnh Yên Bái. Xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, vì vậy Yên Bái sẽ tập trung phát triển du lịch cả về chiều sâu, tập trung nhiều hơn vào chất lượng, làm sao để du khách đi một lần rồi sẽ quay trở lại nhiều lần nữa, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách… để làm được việc này, ngành du lịch Yên Bái cần xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, trong đó có thể xác định phát triển du lịch xanh là mũi nhọn để tập trung phát triển. Bởi có thể nói, thu hút thêm một du khách đến với Yên Bái sẽ không chỉ giúp tăng doanh thu của dịch vụ du lịch mà còn kéo theo việc tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.
Ngành du lịch Yên Bái đặt mục tiêu sẽ đón và phục vụ 510.000 lượt khách trong năm 2018, theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Thị Thanh Bình: "Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng đến sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng riêng có của tỉnh nhằm tạo nên sức hút riêng. Trước hết, trong năm 2018 sẽ hoàn thiện Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây, trong đó nhấn mạnh đến du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đồng thời, nâng cao chất lượng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch”.
Có thể thấy, chưa bao giờ đầu tư vào du lịch Yên Bái lại nhộn nhịp như hiện nay. Những tour, tuyến mới tại các danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa tại tỉnh Yên Bái của các công ty du lịch trong nước, đã được mở, tạo ra cơ hội quảng bá và phát triển cho du lịch Yên Bái. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Yên Bái đã có kế hoạch tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và chúng ta tin rằng, những chính sách, cơ chế đầu tư ấy sẽ sớm tạo nên diện mạo du lịch Yên Bái ngày càng nhộn nhịp, phong phú mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Thoa
Năm 2017 là năm thành công, phát triển ấn tượng của du lịch tỉnh Yên Bái và đưa Yên Bái trở thành cái tên được tìm nhiều hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam.Lượng du khách đến Yên Bái ngày càng tăng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những thành quả đạt được trong năm 2017 mới chỉ là những thành công bước đầu, vẫn còn rất nhiều dư địa để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong các năm tiếp theo.Nỗ lực vươn lên của ngành Du lịch Yên Bái, nhất là cộng đồng doanh nghiệp du lịch cũng như sự vào cuộc của các cấp Ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân tỉnh Yên Bái trong một năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017, tỉnh Yên Bái đã đón 507.000 lượt khách (tăng 3,4% so với cùng kỳ, vượt 1,4% so với kế hoạch), trong đó khách quốc tế đạt 23.500 lượt, khách nội địa đạt 483.500 lượt, doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt 270,5 tỷ đồng (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016).
Có được thành công này bởi năm 2017 là năm đầu tiên triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch theo Nghị quyết số 35-NQ/TU về "Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, ngành du lịch đã được tỉnh quan tâm đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khởi động cho một năm du lịch đầy ấn tượng của tỉnh là Lễ khai mạc Năm Du lịch tỉnh Yên Bái 2017 với lung linh sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc gắn với hoạt động Festival Tín ngưỡng thờ mẫu Thượng ngàn và Festival Dù lượn Khau Phạ "Bay trên mùa nước đổ”.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Năm 2017 còn để lại ấn tượng với du khách bởi Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò; Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Lễ hội bưởi Đại Minh và đua thuyền trên hồ Thác Bà lần đầu tiên được tổ chức. Với hàng loạt các sự kiện, nhằm tôn vinh các giá trị tài nguyên, lịch sử, văn hóa, Yên Bái xác định, đây là cơ hội lớn nhằm nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Đồng thời cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngoài nước.
Nhưng đây mới chỉ là những thành công bước đầu trên chặng đường dài khai thác những tiềm năng du lịch phong phú mà thiên nhên ban tặng cho tỉnh Yên Bái. Xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, vì vậy Yên Bái sẽ tập trung phát triển du lịch cả về chiều sâu, tập trung nhiều hơn vào chất lượng, làm sao để du khách đi một lần rồi sẽ quay trở lại nhiều lần nữa, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách… để làm được việc này, ngành du lịch Yên Bái cần xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, trong đó có thể xác định phát triển du lịch xanh là mũi nhọn để tập trung phát triển. Bởi có thể nói, thu hút thêm một du khách đến với Yên Bái sẽ không chỉ giúp tăng doanh thu của dịch vụ du lịch mà còn kéo theo việc tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.
Ngành du lịch Yên Bái đặt mục tiêu sẽ đón và phục vụ 510.000 lượt khách trong năm 2018, theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Thị Thanh Bình: "Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng đến sản phẩm mới nhưng vẫn đảm bảo tính đặc trưng riêng có của tỉnh nhằm tạo nên sức hút riêng. Trước hết, trong năm 2018 sẽ hoàn thiện Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây, trong đó nhấn mạnh đến du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đồng thời, nâng cao chất lượng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển du lịch”.
Có thể thấy, chưa bao giờ đầu tư vào du lịch Yên Bái lại nhộn nhịp như hiện nay. Những tour, tuyến mới tại các danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa tại tỉnh Yên Bái của các công ty du lịch trong nước, đã được mở, tạo ra cơ hội quảng bá và phát triển cho du lịch Yên Bái. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, Yên Bái đã có kế hoạch tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch và chúng ta tin rằng, những chính sách, cơ chế đầu tư ấy sẽ sớm tạo nên diện mạo du lịch Yên Bái ngày càng nhộn nhịp, phong phú mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Thoa