Ngày 24/11, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Tùng Dương - thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội và Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc.
Toàn cảnh Hội thảo
Dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài ra có sự tham dự của Giám đốc quốc gia quỹ FNF ông Andreas Stoffers, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Cao Bằng; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và gần 30 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà Yên Bái cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đang phấn đấu thực hiện nhằm hướng đến môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy thương mại và đầu tư gắn với kết nối, phát triển kinh tế vùng miền núi phía Bắc.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí cho biết, những năm qua bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính về các lĩnh vực đặc biệt là thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đầu tư, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi đối thoại với doanh nghiệp, thực hiện công tác khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương. Những biện pháp kịp thời đã đưa PCI, DDCI của tỉnh Yên Bái cải thiện từng bước, trong 5 năm liên tiếp (2013 đến 2018) tỉnh Yên Bái tăng 18 bậc trong bảng xếp hạng PCI. Năm 2019, PCI của tỉnh Yên Bái tăng 6 bậc, xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm tỉnh có chất lượng điều hành khá, đứng thứ 5 trong 14 tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Đồng chí cũng nhấn mạnh, đất nước ta đang trong giai đoạn bứt phá trong phát triển nền kinh tế thì việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển là yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa hết sức quan trọng và đối với Yên Bái đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến 2030. Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quyết tâm chính trị cao và tham vọng đưa Yên Bái vào nhóm các tỉnh có xếp hạng PCI cao, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới. Theo đó, tỉnh luôn xác định cần phải có cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Tại Hội thảo, thông qua tham luận của các diễn giả các đại biểu tập trung thảo luận 02 nhóm vấn đề, gồm: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc; Phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế các địa phương miền núi phía Bắc.
Để hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc, TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đi sâu vào phân tích việc cần thiết phải nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, trong đó nhấn mạnh đến việc cải cách thực chất từ tư duy tới hành động. TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện thực chất môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng VEPR và Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR đã làm nổi bật các nội dung về vấn đề để tạo thuận lợi thương mại và đầu tư qua biên giới nhằm kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc; việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và kết nối vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các đại biểu và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Thông qua hội thảo, tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn để tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, góp phần tạo thêm sức mạnh mới, bước phát triển mới, khẳng định vai trò, vị thế của mỗi tỉnh về môi trường kinh doanh trong vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung./.
Nguyễn Thoa
Ngày 24/11, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Tùng Dương - thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội và Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh các tỉnh miền núi phía Bắc.Dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài ra có sự tham dự của Giám đốc quốc gia quỹ FNF ông Andreas Stoffers, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Cao Bằng; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và gần 30 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đó cũng là mục tiêu quan trọng mà Yên Bái cũng như các tỉnh, thành trong cả nước đang phấn đấu thực hiện nhằm hướng đến môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy thương mại và đầu tư gắn với kết nối, phát triển kinh tế vùng miền núi phía Bắc.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí cho biết, những năm qua bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính về các lĩnh vực đặc biệt là thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đầu tư, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi đối thoại với doanh nghiệp, thực hiện công tác khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương. Những biện pháp kịp thời đã đưa PCI, DDCI của tỉnh Yên Bái cải thiện từng bước, trong 5 năm liên tiếp (2013 đến 2018) tỉnh Yên Bái tăng 18 bậc trong bảng xếp hạng PCI. Năm 2019, PCI của tỉnh Yên Bái tăng 6 bậc, xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm tỉnh có chất lượng điều hành khá, đứng thứ 5 trong 14 tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Đồng chí cũng nhấn mạnh, đất nước ta đang trong giai đoạn bứt phá trong phát triển nền kinh tế thì việc tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển là yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa hết sức quan trọng và đối với Yên Bái đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến 2030. Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 với quyết tâm chính trị cao và tham vọng đưa Yên Bái vào nhóm các tỉnh có xếp hạng PCI cao, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn tới. Theo đó, tỉnh luôn xác định cần phải có cách tiếp cận mới, tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Tại Hội thảo, thông qua tham luận của các diễn giả các đại biểu tập trung thảo luận 02 nhóm vấn đề, gồm: Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc; Phát huy lợi thế so sánh và kết nối phát triển kinh tế các địa phương miền núi phía Bắc.
Để hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư các tỉnh miền núi phía Bắc, TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đi sâu vào phân tích việc cần thiết phải nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, trong đó nhấn mạnh đến việc cải cách thực chất từ tư duy tới hành động. TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện thực chất môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng VEPR và Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR đã làm nổi bật các nội dung về vấn đề để tạo thuận lợi thương mại và đầu tư qua biên giới nhằm kết nối phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc; việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và kết nối vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các đại biểu và các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Thông qua hội thảo, tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các tỉnh bạn để tăng cường kết nối, liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, góp phần tạo thêm sức mạnh mới, bước phát triển mới, khẳng định vai trò, vị thế của mỗi tỉnh về môi trường kinh doanh trong vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung./.
Nguyễn Thoa