Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS). Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Đối tượng xác định Chỉ số CCHC năm 2020 bao gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2020, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của UBND 63 tỉnh, thành phố đã khảo sát ý kiến của gần 35.268 người dân và tổ chức từ hơn 3.000 đơn vị hành chính cấp xã thuộc hơn 600 đơn vị hành chính cấp huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là năm thứ tư Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan triển khai đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức.
Theo đánh giá, chỉ số CCHC năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS). Theo đó, 3 tỉnh có chỉ số hài lòng cao nhất cả nước là: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Giang. Đối với chỉ số Par Index về CCHC năm 2020, Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước, tiếp đến là Hải Phòng và thứ 3 là Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ban, ngành và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2020. Đồng thời cũng đề nghị các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, trong đó người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp phải có những giải pháp mới, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao thể hiện sự quyết liệt hơn trong quá trình triển khai; việc thực hiện nhiệm vụ phải mang lại những lợi ích thiết thực, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Cùng với đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả; xây dựng, hoàn thiện chính sách Nhà nước, thu gọn bộ máy Nhà nước, cải thiện phương thức làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động; nâng cao chất lượng dịch vụ công, tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác CCHC.
Riêng đối với tỉnh Yên Bái, kết quả năm 2020 chỉ số cải cách hành chính (Par Index) đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 06 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tổng điểm đạt được là 84,70 điểm, tăng 3,04 điểm và 02 bậc so với năm 2019; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Sipas) xếp thứ hạng 16/63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hài lòng là 88,61%, tăng 1,77% và tăng 03 bậc so với năm 2019.
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến rõ nét, được triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các nội dung. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện giảm 360 cơ quan, tổ chức bên trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được trang bị hiện đại, kịp thời; đề án Chính quyền điện tử và đô thị thông minh được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhều kết quả tích cực.
Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư hiện đại, triển khai tới 150 điểm cầu, mở rộng tới các xã trong toàn tỉnh. Đặc biệt, hệ thống Cổng dịch vụ công, phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai đồng bộ, liên thông 4 cấp tại 100% đơn vị với tổng số 2.195 thủ tục hành chính; trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chiếm 21,36%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua đã góp phần để tỷ lệ giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp đạt trên 99%, tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt xấp xỉ 100%...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính của địa phương. Đồng thời, để thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính và chủ động trước xu thế phát triển chung của cả nước, đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đổi mới tư duy, nhận thức, coi cải cách hành chính là khâu có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Ngọc Sơn
Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS). Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Đối tượng xác định Chỉ số CCHC năm 2020 bao gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2020, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của UBND 63 tỉnh, thành phố đã khảo sát ý kiến của gần 35.268 người dân và tổ chức từ hơn 3.000 đơn vị hành chính cấp xã thuộc hơn 600 đơn vị hành chính cấp huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là năm thứ tư Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan triển khai đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức.
Theo đánh giá, chỉ số CCHC năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS). Theo đó, 3 tỉnh có chỉ số hài lòng cao nhất cả nước là: Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Giang. Đối với chỉ số Par Index về CCHC năm 2020, Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước, tiếp đến là Hải Phòng và thứ 3 là Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ban, ngành và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2020. Đồng thời cũng đề nghị các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương, trong đó người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp phải có những giải pháp mới, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao thể hiện sự quyết liệt hơn trong quá trình triển khai; việc thực hiện nhiệm vụ phải mang lại những lợi ích thiết thực, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Cùng với đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả; xây dựng, hoàn thiện chính sách Nhà nước, thu gọn bộ máy Nhà nước, cải thiện phương thức làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động; nâng cao chất lượng dịch vụ công, tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác CCHC.
Riêng đối với tỉnh Yên Bái, kết quả năm 2020 chỉ số cải cách hành chính (Par Index) đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 06 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tổng điểm đạt được là 84,70 điểm, tăng 3,04 điểm và 02 bậc so với năm 2019; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Sipas) xếp thứ hạng 16/63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hài lòng là 88,61%, tăng 1,77% và tăng 03 bậc so với năm 2019.
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan, công tác cải cách hành chính của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến rõ nét, được triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các nội dung. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện giảm 360 cơ quan, tổ chức bên trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được trang bị hiện đại, kịp thời; đề án Chính quyền điện tử và đô thị thông minh được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhều kết quả tích cực.
Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được đầu tư hiện đại, triển khai tới 150 điểm cầu, mở rộng tới các xã trong toàn tỉnh. Đặc biệt, hệ thống Cổng dịch vụ công, phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai đồng bộ, liên thông 4 cấp tại 100% đơn vị với tổng số 2.195 thủ tục hành chính; trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chiếm 21,36%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua đã góp phần để tỷ lệ giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp đạt trên 99%, tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt xấp xỉ 100%...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính của địa phương. Đồng thời, để thực hiện tốt hơn công tác cải cách hành chính và chủ động trước xu thế phát triển chung của cả nước, đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đổi mới tư duy, nhận thức, coi cải cách hành chính là khâu có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển biến trong hoạt động quản lý nhà nước, làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Ngọc Sơn