Ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Quang cảnh tại Hội nghị
Hiện nay, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, xu thế tất yếu nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân để phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; bảo đảm tính kế thừa, phù hợp với xu hướng chung và điều kiện của tỉnh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, kế hoạch - tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên - môi trường, sản xuất công nghiệp và thương mại, văn hóa du lịch. Đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Mục tiêu đến năm năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số. Trong đó, phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G; ít nhất 50% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử…
Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; tiếp tục nâng thứ hạng của Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đối số (DTI) hằng năm.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả, Nghị quyết đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của hệ thống chính trị; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; đảm bảo nguồn lực chuyển đổi số.
Các cấp ủy, chính quyền, ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
Là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ số, nền tảng số cho doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã phát hành Nền tảng số quản trị doanh nghiệp - vESS với hơn 30 công cụ, tiện ích cơ bản và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, Tập đoàn Viettel đang triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trải nghiệm Nền tảng vESS trong 03 tháng với các nhóm chức năng là quản trị nhân sự, kế toán tài chính và không gian làm việc số. Từ năm 2022, Nền tảng vESS sẽ tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số Viettel-CA và phát triển thêm 27 công cụ mới, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số hiện đại, nhanh chóng, đơn giản nhằm tối ưu chi phí, vận hành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp./.
Ngọc Sơn
Ngày 22/7/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.Hiện nay, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, xu thế tất yếu nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân để phát triển môi trường số hiện đại, an toàn, nhân văn, rộng khắp, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; bảo đảm tính kế thừa, phù hợp với xu hướng chung và điều kiện của tỉnh; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, kế hoạch - tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên - môi trường, sản xuất công nghiệp và thương mại, văn hóa du lịch. Đồng thời, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Mục tiêu đến năm năm 2025, tỉnh Yên Bái cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số. Trong đó, phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G; ít nhất 50% người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử…
Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; tiếp tục nâng thứ hạng của Yên Bái trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đối số (DTI) hằng năm.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả, Nghị quyết đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của hệ thống chính trị; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; đảm bảo nguồn lực chuyển đổi số.
Các cấp ủy, chính quyền, ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
Là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ số, nền tảng số cho doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã phát hành Nền tảng số quản trị doanh nghiệp - vESS với hơn 30 công cụ, tiện ích cơ bản và nâng cao, đáp ứng nhu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, Tập đoàn Viettel đang triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trải nghiệm Nền tảng vESS trong 03 tháng với các nhóm chức năng là quản trị nhân sự, kế toán tài chính và không gian làm việc số. Từ năm 2022, Nền tảng vESS sẽ tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số Viettel-CA và phát triển thêm 27 công cụ mới, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số hiện đại, nhanh chóng, đơn giản nhằm tối ưu chi phí, vận hành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp./.
Ngọc Sơn