Ngày 08/01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự và chủ trì Hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, có sự tham dự của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020
Trong giai đoạn 2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, với phương châm hành động “Trí tuệ, bản lĩnh, đổi mới, phát triển”, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; xây dựng, điều hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… đã được triển khai toàn diện và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát triển của đất nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành 05 luật quan trọng và hoàn thành khối lượng lớn các văn bản hướng dẫn thiết yếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt… Qua đó, tạo hành lang pháp lý cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả phân bổ, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thúc đẩy kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh,…
Với vai trò là cơ quan thường trực của Tổ Biên tập giúp việc cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo văn kiện báo cáo để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh với nhiều nội dung cải cách, đổi mới, đột phá, đặc biệt là phát triển vùng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu…Hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư, doanh nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA). Đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế.
Bài học kinh nghiệm
Từ các kết quả, thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua, có thể rút ra năm bài học kinh nghiệm.
Một là, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu, tham mưu.
Hai là, theo dõi sát tình hình, biến động trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đưa ra những phân tích và dự báo làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hoạch định và tham mưu chính sách.
Ba là, tư tưởng đổi mới, sáng tạo, tư duy phát triển, có tầm nhìn là những phẩm chất thiết yếu của một người cán bộ kế hoạch và đầu tư.
Bốn là, để tham mưu tốt còn cần có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, có nhiệt huyết với công tác kế hoạch và đầu tư.
Năm là, luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng ưu tiên phục vụ. Chính sách muốn trúng, hiệu quả và khả thi phải được xây dựng theo hướng lấy nhân dân, doanh nghiệp, đối tượng hưởng lợi làm trung tâm.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2021
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định 13 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP. Thực hiện tốt công tác phục vụ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Tập trung vào các khâu đột phá chiến lược, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng phục vụ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Tổ chức xây dựng và triển khai ngay kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được thông qua. Rà soát, thu hẹp phù hợp các ngành, lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước nắm giữ vốn 100%. Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh việc lập và phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2030…
Để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra các giải pháp như: Chủ động nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm chi phí và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức…
Tại Hội nghị, đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày các báo cáo về công tác xây dựng thể chế, pháp luật và một số nội dung quan trọng cần lưu ý trong việc thi hành Luật Đầu tư 2020; một số nội dung quan trọng cần lưu ý trong việc đăng ký doanh nghiệp và thi hành Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Các đại biểu cũng đã thảo luận, đề xuất các giải pháp liên quan tới công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19; công tác đầu tư công; cơ chế, chính sách về đổi mới và phát triển doanh nghiệp; công tác xây dựng, điều hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội./.
Nguyễn Thị Ngọc Thủy
Ngày 08/01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự và chủ trì Hội nghị.Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, có sự tham dự của đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020
Trong giai đoạn 2016-2020, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, với phương châm hành động “Trí tuệ, bản lĩnh, đổi mới, phát triển”, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; xây dựng, điều hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… đã được triển khai toàn diện và hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo nhằm tận dụng tối đa các cơ hội phát triển của đất nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ, Quốc hội ban hành 05 luật quan trọng và hoàn thành khối lượng lớn các văn bản hướng dẫn thiết yếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt… Qua đó, tạo hành lang pháp lý cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả phân bổ, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thúc đẩy kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách, nhất là thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh,…
Với vai trò là cơ quan thường trực của Tổ Biên tập giúp việc cho Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo văn kiện báo cáo để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, xây dựng và triển khai các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh với nhiều nội dung cải cách, đổi mới, đột phá, đặc biệt là phát triển vùng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu…Hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư, doanh nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA). Đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Bộ Chính trị, Quốc hội các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế.
Bài học kinh nghiệm
Từ các kết quả, thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua, có thể rút ra năm bài học kinh nghiệm.
Một là, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu, tham mưu.
Hai là, theo dõi sát tình hình, biến động trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đưa ra những phân tích và dự báo làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hoạch định và tham mưu chính sách.
Ba là, tư tưởng đổi mới, sáng tạo, tư duy phát triển, có tầm nhìn là những phẩm chất thiết yếu của một người cán bộ kế hoạch và đầu tư.
Bốn là, để tham mưu tốt còn cần có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, có nhiệt huyết với công tác kế hoạch và đầu tư.
Năm là, luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng ưu tiên phục vụ. Chính sách muốn trúng, hiệu quả và khả thi phải được xây dựng theo hướng lấy nhân dân, doanh nghiệp, đối tượng hưởng lợi làm trung tâm.
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2021
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định 13 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP. Thực hiện tốt công tác phục vụ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Tập trung vào các khâu đột phá chiến lược, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng phục vụ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Tổ chức xây dựng và triển khai ngay kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được thông qua. Rà soát, thu hẹp phù hợp các ngành, lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước nắm giữ vốn 100%. Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh việc lập và phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2030…
Để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra các giải pháp như: Chủ động nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm chi phí và tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức…
Tại Hội nghị, đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày các báo cáo về công tác xây dựng thể chế, pháp luật và một số nội dung quan trọng cần lưu ý trong việc thi hành Luật Đầu tư 2020; một số nội dung quan trọng cần lưu ý trong việc đăng ký doanh nghiệp và thi hành Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Các đại biểu cũng đã thảo luận, đề xuất các giải pháp liên quan tới công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19; công tác đầu tư công; cơ chế, chính sách về đổi mới và phát triển doanh nghiệp; công tác xây dựng, điều hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội./.
Nguyễn Thị Ngọc Thủy