Ngày 08/01/2021, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra phương châm hành động chung của toàn Ngành trong năm 2021 “Phát huy truyền thống, nắm bắt thời cơ, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động”.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, chiến lược 10 năm 2011 - 2020, đồng thời trải qua một năm 2020 đầy sóng gió, ngành Kế hoạch Đầu tư đã tiên phong khởi xướng làn sóng cải cách thể chế, với tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, tư duy phát triển đột phá, sáng tạo, dài hạn và chiến lược. Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền, phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, trao quyền, chủ động trong quản lý hoạt động đầu tư gắn với trách nhiệm của từng cấp.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành và lĩnh vực then chốt. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh từng bước khẳng định là động lực quan trọng của đất nước.
Luật Quy hoạch năm 2017 là cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất, đồng bộ các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước, tránh chồng chéo, lãng phí, dàn trải trong sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Tăng cường phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đổi mới, sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Từ các kết quả, thành tựu đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, có thể rút ra 05 bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu, tham mưu.
Thứ hai, theo dõi sát tình hình, biến động trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đưa ra những phân tích và dự báo làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hoạch định và tham mưu chính sách.
Thứ ba, tư tưởng đổi mới, sáng tạo, tư duy phát triển, có tầm nhìn là những phẩm chất thiết yếu của một người cán bộ kế hoạch và đầu tư.
Thứ tư, để tham mưu tốt còn cần có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, có nhiệt huyết với công tác kế hoạch và đầu tư.
Thứ năm, luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng ưu tiên phục vụ. Chính sách muốn trúng, hiệu quả và khả thi phải được xây dựng theo hướng lấy nhân dân, doanh nghiệp, đối tượng hưởng lợi làm trung tâm.
Bước sang năm 2021, trước bối cảnh thế giới và trong nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid - 19, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn còn hiện hữu, cạnh tranh giữa các đô thị ngày càng lớn, các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển, thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên… Do đó, năm 2021 và những năm tới cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới, nhanh chóng theo hướng tích cực, theo kịp xu thế thời đại. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế biển, đô thị lớn; tăng cường liên kết vùng, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ. Tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng, gần gũi với nhân dân, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong thiết kế, xây dựng và thực thi chính sách.
Do vậy, trước hết, cần tiếp tục kiên định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới tư duy phát triển, hành động nhanh, quyết liệt, hiệu quả, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng 4.0, xu hướng dịch chuyển, đầu tư, thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới; biến thách thức thành cơ hội phát triển. Toàn ngành phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021, tạo nền tảng vững chắc, sớm thực hiện hóa phát triển đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra./.
Ngọc Thủy
Ngày 08/01/2021, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra phương châm hành động chung của toàn Ngành trong năm 2021 “Phát huy truyền thống, nắm bắt thời cơ, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động”.Kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, chiến lược 10 năm 2011 - 2020, đồng thời trải qua một năm 2020 đầy sóng gió, ngành Kế hoạch Đầu tư đã tiên phong khởi xướng làn sóng cải cách thể chế, với tư tưởng đổi mới mạnh mẽ, tư duy phát triển đột phá, sáng tạo, dài hạn và chiến lược. Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền, phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, trao quyền, chủ động trong quản lý hoạt động đầu tư gắn với trách nhiệm của từng cấp.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành và lĩnh vực then chốt. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh từng bước khẳng định là động lực quan trọng của đất nước.
Luật Quy hoạch năm 2017 là cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất, đồng bộ các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước, tránh chồng chéo, lãng phí, dàn trải trong sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Tăng cường phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đổi mới, sáng tạo, xây dựng các mô hình kinh tế mới và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Từ các kết quả, thành tựu đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, có thể rút ra 05 bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu, tham mưu.
Thứ hai, theo dõi sát tình hình, biến động trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đưa ra những phân tích và dự báo làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, hoạch định và tham mưu chính sách.
Thứ ba, tư tưởng đổi mới, sáng tạo, tư duy phát triển, có tầm nhìn là những phẩm chất thiết yếu của một người cán bộ kế hoạch và đầu tư.
Thứ tư, để tham mưu tốt còn cần có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, có nhiệt huyết với công tác kế hoạch và đầu tư.
Thứ năm, luôn lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng ưu tiên phục vụ. Chính sách muốn trúng, hiệu quả và khả thi phải được xây dựng theo hướng lấy nhân dân, doanh nghiệp, đối tượng hưởng lợi làm trung tâm.
Bước sang năm 2021, trước bối cảnh thế giới và trong nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid - 19, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn còn hiện hữu, cạnh tranh giữa các đô thị ngày càng lớn, các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển, thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên… Do đó, năm 2021 và những năm tới cần một tư duy mới, cách tiếp cận mới, nhanh chóng theo hướng tích cực, theo kịp xu thế thời đại. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển kinh tế biển, đô thị lớn; tăng cường liên kết vùng, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ. Tiếp tục quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ cộng đồng, gần gũi với nhân dân, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong thiết kế, xây dựng và thực thi chính sách.
Do vậy, trước hết, cần tiếp tục kiên định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới tư duy phát triển, hành động nhanh, quyết liệt, hiệu quả, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng 4.0, xu hướng dịch chuyển, đầu tư, thương mại, chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới; biến thách thức thành cơ hội phát triển. Toàn ngành phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021, tạo nền tảng vững chắc, sớm thực hiện hóa phát triển đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra./.
Ngọc Thủy