Sáng 2-3, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tham vấn về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lập quy hoạch quốc gia sẽ là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của quốc gia để đạt mục tiêu, khát vọng mà nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Đây là lần đầu tiên quy hoạch tổng thể quốc gia được lập nhằm kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Cũng theo ông Dũng, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung vào 6 nội dung.
Phát triển quốc gia như một thể thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển chia cắt theo địa giới hành chính, thúc đẩy liên kết giữa các vùng, địa phương để mở rộng không gian phát triển, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực để hình thành một số vùng động lực, các hành lang kinh tế, cực tăng trưởng ở các khu vực có tiềm năng.
Phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm sử dụng đất, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, tăng cường đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo bộ khung tổ chức không gian phát triển các vùng, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn.
Tổ chức không gian phát triển gắn với hình thành hệ thống đô thị quốc gia tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tăng cường kết nối đô thị và nông thôn.
Tổ chức không gian phát triển quốc gia dựa trên sự gắn kết khu vực nội địa với không gian biển, tham gia các hành lang kinh tế quan trọng trong khu vực, phát triển kinh tế - xã hội các dải biên giới gắn với bảo vệ chủ quyền và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về phát triển các hành lang kinh tế, quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và các hành lang kinh tế Đông - Tây.
Theo đó, sẽ có 2 hành lang Bắc - Nam là hành lang phía đông gắn với đường cao tốc Bắc - Nam phía đông và quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau, và hành lang phía tây gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam phía tây từ Cao Bằng đến Kiên Giang, Cà Mau. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 ưu tiên phát triển hành lang kinh tế phía đông và phát triển dải ven biển.
Với các hành lang kinh tế Đông - Tây, quy hoạch sẽ ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế có các điều kiện thuận lợi về trục giao thông, đường cao tốc, ưu tiên các hành lang có khả năng liên kết với các hành lang kinh tế khu vực.
Theo kế hoạch, dự thảo về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ được Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 3-2022 để xem xét trình Bộ Chính trị trong tháng 4 - 2022, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tháng 5 - 2022.
Sau khi tiếp thu ý kiến của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện quy hoạch tổng thể quốc gia, và trình Chính phủ xem xét, thông qua trong tháng 7 - 2022, trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 - 2022.
Nguồn: Tuổi trẻ.com
Sáng 2-3, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tham vấn về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lập quy hoạch quốc gia sẽ là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của quốc gia để đạt mục tiêu, khát vọng mà nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Đây là lần đầu tiên quy hoạch tổng thể quốc gia được lập nhằm kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Cũng theo ông Dũng, định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung vào 6 nội dung.
Phát triển quốc gia như một thể thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển chia cắt theo địa giới hành chính, thúc đẩy liên kết giữa các vùng, địa phương để mở rộng không gian phát triển, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nguồn lực để hình thành một số vùng động lực, các hành lang kinh tế, cực tăng trưởng ở các khu vực có tiềm năng.
Phát triển theo hướng bền vững, bảo đảm sử dụng đất, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, tăng cường đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo bộ khung tổ chức không gian phát triển các vùng, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn.
Tổ chức không gian phát triển gắn với hình thành hệ thống đô thị quốc gia tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tăng cường kết nối đô thị và nông thôn.
Tổ chức không gian phát triển quốc gia dựa trên sự gắn kết khu vực nội địa với không gian biển, tham gia các hành lang kinh tế quan trọng trong khu vực, phát triển kinh tế - xã hội các dải biên giới gắn với bảo vệ chủ quyền và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Về phát triển các hành lang kinh tế, quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và các hành lang kinh tế Đông - Tây.
Theo đó, sẽ có 2 hành lang Bắc - Nam là hành lang phía đông gắn với đường cao tốc Bắc - Nam phía đông và quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau, và hành lang phía tây gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc - Nam phía tây từ Cao Bằng đến Kiên Giang, Cà Mau. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 ưu tiên phát triển hành lang kinh tế phía đông và phát triển dải ven biển.
Với các hành lang kinh tế Đông - Tây, quy hoạch sẽ ưu tiên hình thành các hành lang kinh tế có các điều kiện thuận lợi về trục giao thông, đường cao tốc, ưu tiên các hành lang có khả năng liên kết với các hành lang kinh tế khu vực.
Theo kế hoạch, dự thảo về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ được Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 3-2022 để xem xét trình Bộ Chính trị trong tháng 4 - 2022, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tháng 5 - 2022.
Sau khi tiếp thu ý kiến của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện quy hoạch tổng thể quốc gia, và trình Chính phủ xem xét, thông qua trong tháng 7 - 2022, trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 - 2022.
Nguồn: Tuổi trẻ.com